Có thai 5 tuần mà không nghén có khiến mẹ cảm thấy lo lắng hơn? Mẹ mong chờ một dấu hiệu thay đổi nào đó trong cơ thể để biết chắc rằng mình đã có tin vui? Hay mẹ thở phào vì không phải đối mặt với cảm giác khó chịu trong những tháng đầu thậm chí kéo dài suốt cả thai kỳ?
Thế nào là nghén và những triệu chứng ốm nghén mẹ thường gặp?
Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt,… Triệu chứng này xuất hiện do sự làm tổ của phôi thai tại tử cung làm thay đổi nội tiết tố cơ thể, tăng các hormone thai kỳ bắt đầu từ khi thai phụ mang thai tuần 5 trở đi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén. Theo các số liệu thống kê, trong giai đoạn mang thai thì khoảng 70% phụ nữ có triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 cho đến tuần 16.
Ốm nghén đôi khi khiến mẹ khó chịu, nhưng theo các chuyên gia thì điều này chứng tỏ mẹ đang có đủ điều kiện cần và đủ để thai nhi phát triển. Trường hợp ngược lại, mẹ không ốm nghén không có nghĩa là xấu vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể thích nghi hiệu quả với sự thay đội nội tiết tố trong cơ thể.
Đặc biệt là hormone thai kỳ HCG có thể tăng lên gấp đôi trong mỗi tuần là thủ phạm làm đầy dạ dày của mẹ, từ đó gây ra các hiện tượng ốm nghén.
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Mang thai tuần thứ 5 tức là trứng đã được thụ tinh khoảng 3 tuần và lúc này phôi thai đang phát triển mạnh mẽ và chiếm khoảng ¼ khoang tử cung của bạn. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy kích thước thai nhi dài khoảng 0,4cm và trông giống như một chú cá ngựa nhỏ.
Ở tuần thai này, thai nhi đã bắt đầu bước vào giai đoạn phôi thai gồm 3 lá phôi là ngoại bì, trung bì và nội bì. Ba lớp phôi này sẽ tạo thành các cơ quan và mô của em bé. Khi phôi phát triển khoang ối cũng sẽ to lên.
Phần lớn sự tăng trưởng của bé trong tuần này tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não mới được hình thành trong một phút. Tuyến sinh dục, miệng lưỡi cùng với tay chân, xương cũng như các đường nét trên khuôn mặt cũng bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển rõ nét hơn.
Nhau thai và dây rốn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi cũng đã bắt đầu hoạt động. Thật ngạc nhiên là trong tuần thai thứ 5, trái tim của em bé cũng đã được phân chia thành tâm thất, bắt đầu những nhịp đập đầu tiên và có thể bơm máu rồi đấy.
Có phải ai có bầu 5 tuần cũng nghén?
Sự phát triển mạnh mẽ của phôi thai cũng đồng nghĩa với việc hormone thai kỳ cũng tăng lên và kết quả là bạn có thể xuất hiện 1 số triệu chứng như ốm nghén, thay đổi cảm xúc, tăng nhu cầu đi tiểu, đau tức ngực…
Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén. Có khoảng 20 – 50% mẹ không có bất cứ dấu hiệu nghén ngẩm nào và nhiều người chỉ phải trải qua sự nghén ngẩm hết sức nhẹ nhàng.
Cách thức mà các triệu chứng xuất hiện và mức độ của nó cũng khác nhau. Đừng mặc định hiện tượng nghén khi mang thai chỉ có nôn mửa, khó chịu mà còn có rất nhiều chị em hoặc thèm ăn, hoặc thèm ngủ và có những người vẫn hoàn toàn bình thường.
Những phụ nữ không bị ốm nghén khi có bầu khi ở tuần thai thứ 5 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi có thể được lý giải là do thể chất khỏe mạnh, dạ dày khỏe, tuần hoàn máu tốt, giúp cơ thể có thể xử lý hiệu quả việc gia tăng hormone.
Những lưu ý quan trọng khi có thai 5 tuần mà không nghén
Tuy nhiên trường hợp xấu vẫn có thể xảy ra khi mẹ không bị nghén, nếu kèm theo những dấu hiệu sau:
- Âm đạo ra máu và đau bụng lâm râm có thể do thai lưu hay sảy thai sớm khi phôi chưa phát triển thành hình nên mẹ khó lòng nhận ra.
- Một số ít phụ nữ không bị ốm nghén cũng có thể do các mức độ hormone của họ thấp hơn nhiều so với bình thường và những trường hợp này có nguy cơ bị sảy thai cao hơn.
- Điều cần làm là hãy thường xuyên thăm khám thai để kiểm tra mức độ hormone của mình có thay đổi theo chiều hướng gia tăng hay không để được bác sĩ tư vấn kịp thời
- Nếu các triệu chứng ốm nghén đột ngột biến mất tức là có thể trước khi thai được 5 tuần bạn đã cảm thấy một vài dấu hiệu khác lạ của cơ thể. Nhưng bỗng nhiên những hiện tượng đó không còn nữa thì không loại trừ trường hợp mẹ đã bị sảy thai. Hãy lưu ý để có sự nhạy cảm chính xác của cơ thể mình mẹ nhé.
Điều các mẹ cần làm là trang bị kiến thức để biết rõ mình nên và không nên làm gì trong từng giai đoạn của thai kỳ. Hãy thư giãn, nghỉ ngơi và đáp ứng nhu cầu của cơ thể để có một hành trình mang thai khỏe mạnh.