Chuột rút khi mang thai thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai
- Làm thế nào khi gặp hiện tượng chuột rút khi mang thai về đêm
- Cách giúp mẹ bầu giảm thiểu phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai
- Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai
Tử cung lớn dần, gây chèn ép các mạch máu, thần kinh, chèn vào tĩnh mạch chủ khiến máu không thể về tim, gây ứ trệ nhiều tại chi dưới cơ thể gây co cơ.
Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân.
Sự thiếu nước, rối loạn điện giải ở người mẹ.
Sự thiếu canxi, gây ra những cơn co cứng ở người mẹ.
Làm thế nào khi gặp hiện tượng chuột rút khi mang thai về đêm
Nếu bị chuột rút vào ban đêm, mặc dù rất đau nhưng mẹ bầu cũng hãy cố gắng áp dụng cách xử lý như sau:
- Cố gắng duỗi thẳng chân ra càng nhiều càng tốt. Kéo chân song song với mặt đất và uốn đầu ngón chân về phía trước được nhiều nhất có thể.
- Mẹ bầu có thể nhờ chồng dùng ngón tay trỏ ấn vào lòng bàn chân cho đến khi nào cơn đau chuột rút thuyên giảm. Sau khi đỡ đau, mẹ hãy đứng dậy đi lại nhẹ nhàng và lúc đấy mới xoa bóp tại chỗ đau.
- Tuyệt đối không xoa bóp ngay lập tức vào vùng chuột rút vì trong một số trường hợp cơn đau có thể xuất phát từ việc cục máu đông bị tắc nghẽn mạch. Nếu mẹ bị chuột rút quá thường xuyên thì nên đi khám để kiểm tra khả năng tắc nghẽn mạch tại chân.
- Khi mẹ bầu bị chuột rút, mẹ cần duỗi thẳng chân, uốn cong ngón chân về phía ống chân cho đến khi cơn đau biến mất, sau đó xoa bóp cơ bắp chân, dùng khăn ấm để chườm vùng bị chuột rút.
Cách giúp mẹ bầu giảm thiểu phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai
Nhưng vẫn có những biện pháp phòng ngừa được khuyến khích các mẹ bầu thực hiện tránh chuột rút (vọp bẻ):
Tránh làm việc mệt nhọc
Duy trì thói quen vận động nhịp nhàng và điều độ.
Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở cùng một tư thế
Nếu làm việc tại văn phòng, nên tranh thủ thời gian co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
Bổ sung thêm lượng nước cho cơ thể tránh bị chuột rút khi mang thai
Uống nhiều nước, đặc biệt là vào ban ngày sẽ giúp cho các cơ không bị căng cứng, dễ dẫn đến tình trạng chuột rút.
Tăng cường canxi trong bữa ăn hàng ngày
Từ những tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu cần một lượng canxi nhiều hơn thông thường để nuôi bé cũng như cung cấp cho hệ xương của mình. Vì vậy các thực phẩm như sữa không đường, sữa chua, các loại hạt, súp lơ, cá nhỏ, tôm, nước cam và đậu nành cần được thêm vào trong thực đơn của mẹ bầu.
Tắm bước nước ấm trước khi đi ngủ
Nước ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn và thoải mái, phòng tránh được chuột rút hiệu quả hơn.
Thay đổi tư thế thường xuyên
Mẹ bầu không nên ngồi, nằm hay đứng quá lâu. Các hoạt động tại chỗ trong thời gian dài sẽ càng khiến máu bị tụ lại, gây ra tắc nghẽn mạch máu, khiến cho mẹ bầu dễ bị chuột rút hơn.
Ngâm chân bằng muối và thảo dược trong nước ấm
Đây là một trong các cách rất hiệu quả để kích thích tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn. Nếu mẹ bầu chịu khó ngâm chân thường xuyên trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ vừa ngủ ngon, phòng tránh được phù nề cũng như hiện tượng chuột rút.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mẹ bầu nên cẩn trọng với những biểu hiện nguy hiểm gây hiểu nhầm với chuột rút khi mang thai:
- Các cơn đau không giảm dần theo thời gian.
- Trong một giờ có hơn 6 cơn co thắt là dấu hiệu cần cảnh giác.
- Co thắt đi kèm với đau bụng dữ đội và buồn nôn hoặc sốt, rất có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, sỏi thận hoặc túi mật.
- Xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
- Cần thận trọng với bất kỳ các cơn co thắt nào xảy ra liên tục khi đang mang thai, có tiền sử sinh non, thai ngoài tử cung hoặc cổ tử cung ngắn.
Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.