Học ngay cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho trẻ nhỏ

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và bị nhiều nhất vào ban đêm. Trẻ đổ mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng là một phương pháp dân gian hay được áp dụng cho mọi người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Cách chữa này tuy không thể có tác dụng tức thì như uống thuốc tây nhưng lại an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số kiến thức về hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và cách chữa bằng lá đinh lăng.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Sự khác nhau giữa đổ mồ hôi bình thường và đổ mồ hôi trộm bệnh lý ở trẻ nhỏ 

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và bị nhiều nhất vào ban đêm. Trẻ đổ mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường nếu trẻ chỉ bị trong khoảng 30 phút sau khi ngủ và không kéo dài quá 60 phút. Trẻ chỉ ra nhiều mồ hôi ở đầu cổ, không bị rụng tóc vành khăn, không kém ăn lười bú và vẫn tăng cân bình thường.

Ngược lại, đổ mồ hôi trộm bệnh lý thì quá trình tiết mồ hôi trộm diễn ra liên tục và quá nhiều đi kèm với các dấu hiệu của bệnh như thóp chậm liền, xương đầu to, ngực nhô hình ức gà, chân vòng kiềng ở bệnh còi xương; với bệnh lao sơ nhiễm trẻ sẽ có biểu hiện như ho kéo dài, ăn uống kém.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân của hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ 

Nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là do bệnh còi xương (thiếu vitamin D), các bệnh nhiễm khuẩn (viêm họng, viêm phổi hay viêm phế quản,…).

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến là trẻ sinh non, thiếu cân, hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh nặng khác như lượng đường trong máu giảm, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tự miễn, hội chứng ngưng thở do tắc nghẽn, xơ hóa tủy xương, bệnh rỗng tủy sống, bệnh lý thần kinh tự động hay ung thư.

Tác hại của việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

  • Nếu tình trạng ra mồ hôi trộm kéo dài, cơ thể trẻ sẽ suy kiệt dần, gầy gò dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
  • Thần kinh, sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ sẽ bị ảnh hưởng vì giấc ngủ gián đoạn.
  • Trẻ dễ gặp phải tình trạng mất nước, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt miệng, rối loạn tiêu hóa.
  • Ngoài ra, việc đổ mồ hôi trộm có thể làm các chất cặn bã ứ đọng, gây viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sẩy, ngứa, dị ứng cho trẻ.

Cha mẹ nên thận trọng theo dõi sức khỏe cho con và cần kịp thời đưa bé đi khám bác sĩ nếu có nhiều dấu hiệu đáng lưu ý khác xuất hiện.

Công dụng của lá đinh lăng trong việc chữa mồ hôi trộm

Không chỉ có chức năng làm cảnh, cây đinh lăng hay được người dân trồng để làm thuốc vì tất cả những bộ phận của cây như rễ, thân, cành, lá và hoa đều có những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Trong Y học cổ truyền, lá đinh lăng có tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt, lưu thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có các thành phần sau:

  • Glucozit: Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích ngon miệng, giúp giải độc và thanh nhiệt.
  • Tanin: Công dụng kháng khuẩn, chữa ngộ độc đường tiêu hóa và tiêu chảy.
  • Saponin: Giúp da dẻ hồng hào nhờ tăng cường hồng cầu.
  • Alkaloid: Bảo vệ cơ thể trẻ khỏi nấm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, viêm da do ra nhiều mồ hôi.
  • Không những vậy, lá đinh lăng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các axit amin không thể thay thế như cysteine, lysine hay methionine…

Bác sĩ Nam cho biết để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm, một số mẹo dân gian sử dụng lá đinh lăng để làm nước tắm cho trẻ. Tuy chưa có bằng chứng khoa học chứng minh nhưng phương pháp dân gian này vẫn được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn và cho kết quả hiệu quả. Ba mẹ nên lưu ý nghiên cứu kĩ công thức và cẩn thận khi tắm cho trẻ để tránh để lại ảnh hưởng xấu, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi tình trạng đổ mồ hôi trộm không giảm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Tắm nước lá đinh lăng cho trẻ nhỏ để chữa mồ hôi trộm

Nguyên liệu: 100g lá đinh lăng tươi, 2 lít nước sạch, 2 chậu đựng, 1 chiếc khăn tắm, 1 chiếc khăn lau người.

Cách tắm:

  • Rửa sạch lá đinh lăng, đun sôi 5 phút với 2 lít nước. Sau đó đổ nước lá đinh lăng vào một chậu đựng, vứt hết phần bã.
  • Pha thêm nước lạnh và giữ nhiệt độ khoảng 38 độ C. Chậu còn lại pha nước ấm nhiệt độ khoảng 40 độ C.
  • Để phần chân trẻ tiếp xúc với nước trước. Dùng khăn lau nước trên người của trẻ, tập trung matxa nhưng tránh kỳ cọ quá mạnh vào những vùng da bị tổn thương, nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn. Có thể sử dụng kết hợp sữa tắm để tắm cho bé.
  • Sau khi tắm lá đinh lăng xong, chuyển qua chậu nước ấm nhúng qua một lượt và dùng khăn lau khô người cho trẻ. Sau đó mặc quần áo và bỉm (nếu có) cho bé.

Mẹ lưu ý chọn lá đinh lăng tươi sạch, không có chất bảo quản. Nơi tắm phải kín gió và nhiệt độ nước không được để quá cao gây bỏng cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gối bằng lá đinh lăng để chữa mồ hôi trộm

Nguyên liệu:

  • Vỏ gối: Nên sử dụng chất liệu có khả năng thấm hút tốt như cotton, lụa, tơ tằm.
  • Ruột gối: Vải mỏng nhẹ để đựng lá đinh lăng.
  • Lá đinh lăng tươi: chọn loại lá không non cũng không già, loại bỏ hết phần cuống, chỉ lấy lá.
  • Bông gòn polyester
  • Kim, chỉ, kéo

Cách làm:

  • Phơi lá đinh lăng: Cần phơi lá đinh lăng trong bóng râm sau khi rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng. Tránh phơi dưới ánh nắng khiến lá giòn, mất mùi thơm đặc trưng.
  • Sao vàng hạ thổ: Cho lá lên chảo với nhiệt độ nhỏ, đảo qua lại thật đều. Sau khi rang thì hạ thổ để tạo độ dẻo thơm cho lá. Việc sao vàng hạ thổ nhằm mục đích hút tinh túy của đất trời theo quan niệm dân gian.
  • Nhồi lá và khâu gối.

Mẹ nhớ giữ gối khô thoáng, thường xuyên giặt vỏ gối (1 tuần 1 lần) và phơi gối dưới ánh nắng dịu hoặc bóng râm để hạn chế nấm mốc. Tuổi thọ của gối lá đinh lăng dao động tầm 4-6 tháng. Sau đó nên giặt vỏ, thay lá đinh lăng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết

Lá đinh lăng từ lâu đã được sử dụng nhiều trong dân gian để chữa nhiều bệnh phổ biến, trong đó có mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Các mẹ có thể tham khảo bài viết trên để thực hiện nếu bé có nhiều mồ hôi nhé. Chúc các mẹ thành công.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi