Chưa hết sản dịch lại ra máu tươi có phải là dấu hiệu bất thường? Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ trong thời kỳ hậu sản

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sản dịch là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa hết sản dịch lại ra máu tươi, nhiều chị em thường cảm thấy lo lắng. Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường về sức khỏe của sản phụ sau sinh?

Sản dịch sau sinh là gì?

Sản dịch chính là dịch tiết chảy ra từ âm đạo của phụ nữ sau khi kết thúc kỳ sinh nở. Hiện tượng sinh lý này cho thấy cổ tử cung đang trong quá trình hồi phục để trở về trạng thái ban đầu. Phần dịch tiết của sản dịch sau sinh bao gồm các lớp niêm mạc bị bong ra cùng với máu, chất nhầy đi qua cổ tử cung và cả vi khuẩn.

Trung bình, mất khoảng 2 – 4 tuần để sản dịch có thể thoát hết ra ngoài. Tùy theo cơ địa từng người và tùy mẹ sinh thường hay sinh mổ mà thời gian hết sản dịch sẽ khác nhau. Thông thường, sản phụ sinh con so hoặc cho con bú sẽ nhanh hết sản dịch do việc co hồi tử cung tốt hơn. Các mẹ sinh mổ cũng sẽ ra sản dịch ít hơn so với mẹ sinh tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng ra máu không bao giờ kéo dài quá 6 tuần.

Màu sắc sản dịch sẽ thay đổi liên tục trong nhiều ngày.

  • 3 ngày đầu sau sinh: Sản dịch ra nhiều, có màu đỏ sậm hoặc đỏ tươi như máu trong chu kỳ kinh nguyệt với thành phần chủ yếu là huyết dịch, máu cục nhỏ và màng bong hoại tử
  • Ngày thứ 4 – 8 sau sinh: Sản dịch ra ít dần, loãng hơn và có màu hồng nhạt
  • 10 ngày sau sinh: Sản dịch chỉ còn 1 lượng nhỏ dịch tiết có màu hơi vàng, chứa 1 lượng lớn tế bào bạch cầu và niêm mạc tử cung
  • 2 tuần tiếp theo: Sản dịch chuyển từ màu vàng sang trắng.

Chưa hết sản dịch lại ra máu tươi có phải là dấu hiệu bất thường?

Trong thời kỳ hậu sản, không hiếm trường hợp các chị em gặp phải hiện tượng chưa hết sản dịch lại ra máu tươi. Tùy vào từng dấu hiệu đi kèm, đó có thể là tình trạng sinh lý bình thường nhưng cũng không loại trừ khả năng ra máu tươi là 1 trong những triệu chứng cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

1. Máu tươi kéo dài hơn 10 ngày sau sinh

Khoảng 3 ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm do có lẫn cả các cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám. Tuy nhiên, trong các ngày tiếp theo màu sản dịch sẽ chuyển dần từ đỏ tươi sang vàng trong. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý thời điểm ra máu tươi trong thời kỳ sản dịch.

  • Trường hợp xuất hiện những đốm máu đỏ tươi sau khi sản dịch đã nhạt dần được xem là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và sản phụ cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe
  • Nếu từ 4 – 10 ngày sau sinh mà màu máu không thay đổi, thậm chí lượng máu ra ngày càng nhiều, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra cụ thể.

2. Ra máu tươi nhiều bất thường

Những ngày đầu hậu sản, sản dịch ra nhiều khoảng 250ml. Mẹ có thể cần phải dùng khoảng 2 chiếc băng vệ sinh trong vòng 4 giờ. Sau đó, khi nội mạc tử cung co lại, lượng máu sẽ dần bớt đi và sản dịch có màu hồng nhạt hoặc màu nâu. Chính vì vậy, hãy cảnh giác khi chưa hết sản dịch lại ra máu tươi nhiều bất thường đi kèm những vấn đề đáng ngại sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

  • Máu chảy ồ ạt trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh. Sản phụ phải dùng nhiều bỉm to và thay liên tục trong ngày
  • Màu máu đỏ tươi chứ không thẫm màu và không nhớt như sản dịch
  • Chị em có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, sắc mặt tái nhợt, đau tức ở vùng tầng sinh môn

Khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên, rất có thể các mẹ đang gặp tình trạng băng huyết nguyên phát và cần được cấp cứu kịp thời. Nếu không xử lý ngay sẽ dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm được, gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Sản dịch gần hết vẫn có máu tươi

Khoảng 3 – 4 tuần sau sinh, sản dịch đã gần hết nhưng cứ cách khoảng 2 – 3 ngày lại xuất hiện máu tươi hoặc dịch nhầy như nhựa chuối, có mùi hôi, đi kèm các dấu hiệu bất thường khác như sốt cao, đau quặn bụng dưới…cũng là 1 trường hợp cần hết sức lưu ý. Nếu sót mô nhau, lòng tử cung ứ dịch hay bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố hoặc viêm nhiễm vùng kín đều xuất hiện những triệu chứng kể trên. Để biết chính xác nguyên nhân và xử lý kịp thời, tránh các biến trứng hậu sản nguy hiểm về sau, các mẹ cần được kiểm tra y tế càng sớm càng tốt.

Lưu ý trong thời gian ra sản dịch

Sau sinh, sức khỏe và thể trạng của chị em phụ nữ cần có thời gian để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, để nhanh hết sản dịch và bảo vệ cơ thể trong giai đoạn nhạy cảm này, sản phụ cần có thời gian vận động, nghỉ ngơi phù hợp đồng thời hết sức chú ý đến khâu vệ sinh vùng kín sau sinh.

1. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

  • Nên nằm tĩnh dưỡng trong 8 tiếng đầu tiên kể từ lúc vượt cạn mẹ tròn con vuông. Sau đó, chị em hãy vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng
  • Nằm nhiều, không vận động thì tử cung sẽ không co bóp, dễ dẫn tới bế sản dịch. Ngược lại, lao động nặng nhọc hoặc hoạt động mạnh sẽ làm máu ra nhiều và thời gian sản dịch kéo dài. Trong khi nằm nghỉ, không nên nằm vắt chéo chân vì sẽ cản trở việc đẩy sản dịch ra ngoài. Những mẹ có tử cung ngả trước và sinh thường có thể nằm sấp từ 20 – 30 phút để sản dịch ra nhanh hơn.

2. Vệ sinh vết mổ và vùng kín

  • Để tránh các trường hợp bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, sản dịch có vấn đề, chị em nên thay băng vệ sinh từ 1- 2 giờ/ lần, không dùng quá 4 tiếng. Lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi làm các thao tác vệ sinh thân thể
  • Không sử dụng tampon quá sớm, ít nhất trong 6 tuần đầu sau sinh vì dễ gây viêm nhiễm phần phụ
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, nước muối loãng, nước trà xanh hoặc lá trầu không
  • Không nên dùng gen nịt bụng quá sớm sẽ làm sản dịch khó thoát ra ngoài, dễ dẫn đến nhiễm trùng nhất là với các mẹ sinh mổ
  • Quan sát kĩ màu, mùi và lượng sản dịch mỗi lần thay băng vệ sinh cũng như cảnh giác với các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể để đề phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thời gian hậu sản.

3. Bổ sung dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và cho bé bú sớm

  • Có chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt là thực phẩm giàu chất sắt để bù vào lượng máu đã mất và giữ cho cơ thể được khỏe mạnh
  • 1 số loại rau củ có tác dụng lợi sữa, đồng thời hỗ trợ quá trình co hồi của tử cung, giúp sản dịch được đẩy ra nhanh chóng nên được đưa vào thực đơn cho mẹ sau sinh như rau ngót, rau dền, ngải cứu, đu đủ xanh, hoa chuối, mướp, nghệ...
  • Cho bé bú càng sớm càng tốt đối với mẹ sinh thường và sau 4 – 6 giờ đối với mẹ sinh mổ. Mẹ cho con bú không chỉ giúp cho tử cung phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh mà còn gắn kết tình mẫu tử, kích thích sữa về nhanh hơn.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi