Chồng không nghe vợ – Vì sao các đức lang quân thường không nghe vợ nói?
“Cưng à, anh có thể mua giúp em bánh mì ngũ cốc và chuối ở siêu thị được không?” “Được chứ” là câu trả lời của anh ấy. Và để chắc chắn, bạn đã phải nhắc đi nhắc lại việc đó ít nhất 3 lần. Nhưng chồng bạn mang gì về nhà? Bánh mì trắng và dâu tây ư? Chẳng trách hầu hết các bà vợ trên trái đất này đều có chung một phàn nàn “Chồng tôi không nghe vợ nói ”.
Nhưng tại sao lại như vậy và làm thế nào để các đấng mày râu chịu nghe chúng ta đây?
Sau đây là 5 lý do các ông chồng không chịu nghe lời vợ:
Dường như có 1 mặc định trong các cuộc hôn nhân: Những người vợ luôn phàn nàn về các ông chồng không chịu nghe mình. Rằng họ cư xử không đúng mực, hay đàn ông chỉ quan tâm đến sex mà thôi.
Tuy nhiên 2 nhà tâm lý học Marky Nemko và Robert Leahy đã tiết lộ thông tin đáng kinh ngạc về lý do tại sao các ông chồng lại như vậy.
- Đấu tranh quyền lực: Người đàn ông có bản năng hung hãn và hiếu thắng, khi người vợ muốn anh ấy lắng nghe mình, anh ta có thể cảm thấy tình huống thắng – thua ở đây. Anh ấy thua vì anh ấy không được nói gì và chỉ nghe thôi. Nếu anh ấy ngắt lời vợ, mọi thứ có thể đổ vỡ. Cô ấy thắng vì cô ấy được nói những gì cô ấy muốn. Nói cách khác, anh ấy cảm thấy bị coi thường, vì vậy tốt hơn anh ấy không hợp tác.
- Phản ứng sai lệch khi được yêu cầu lắng nghe. Cụ thể anh ấy sẽ đáp lại bằng những lời châm chọc. Ví dụ như: Khi nói “Em lại đến tháng đấy à?” người chồng nghĩ rằng mình thông minh và hóm hỉnh hoặc đơn giản anh ấy chỉ nói sự thật, còn bạn sẽ nghĩ anh ấy không nghiêm túc và bạn sẽ chẳng nhận được sự an ủi nào từ chồng. Kết quả là gì? Những trận nổi nóng!
- Tiên liệu sự cằn nhằn từ vợ. Lấy ví dụ List danh sách mua sắm được đề cập ở đầu bài viết, cô ấy đã nhắc lại rất nhiều lần mà anh ấy vẫn làm sai. Đối với người vợ, việc nhắc nhở chỉ để chắc chắn anh ấy sẽ làm những gì nên làm. Nhưng đối với anh ấy, nhắc đi nhắc lại một việc được coi là cằn nhằn, và chồng bạn không thể chịu nổi điều đó. Anh ấy quyết định bơ đi.
- Anh ấy cho rằng sẽ không sáng suốt khi tham gia vào một số cuộc hội thoại với bạn. Nói cách khác, anh ấy sẽ lựa chọn tham gia hay không tùy thuộc vào phản ứng của bạn trong quá khứ (nói chuyện như những người đàn ông hay phản ứng thái quá)
- Nhu cầu giải quyết vấn đề. Đàn ông thích giải quyết vấn đề. Họ là những người thực tế. Ngoài ra, một số người chồng coi trút bầu tâm sự, chia sẻ cảm xúc chỉ lãng phí thời gian và không cần thiết. Vì vậy, họ cung cấp cho vợ các giải pháp thực tế. Nhưng khi một người phụ nữ nói với chồng về vấn đề gì đó, cô ấy không nhất thiết cần một giải pháp. Vì vậy khi chồng họ đưa ra ý kiến, cô ấy sẽ coi anh là một người vô tâm và tùy tiện. Cô ấy sẽ rút lui hoặc tức giận (hoặc cả hai), và cuối cùng anh ấy lại lờ đi.
Chúng tôi đã hỏi ý kiến 3 người chồng về lý do họ không muốn tham gia vào câu chuyện với vợ mình.
Dưới đây là những gì họ nói (tên đã được thay đổi vì sự an toàn của các ông chồng):
Anh David
Đúng sai là rất quan trọng. Nhưng đôi khi bạn cần nói những điều phù hợp. Nhất là lúc cô ấy chỉ cần cái tai biết nghe, chứ không phải một lời khuyên. Vì vậy, đừng băn khoăn xem điều gì là đúng, tốt hơn hãy tỏ ra đồng tình, đặc biệt nếu vợ đang nổi đóa về ai đó! Bạn luôn có thể nói chuyện lý lẽ vào lúc khác.
Anh Harry
Một số chủ đề đơn giản chỉ mang lại rắc rối, đặc biệt nếu bạn đã từng nói về nó trước đây. Liều lĩnh nhắc lại sẽ không có gì tốt đẹp, chẳng khác nào đi dạo qua một bãi mìn, hay lấy que chọc một con hổ. Các cặp đôi mà người chồng có ác cảm sâu sắc đối với những cuộc trò chuyện mang tính cảm xúc sẽ tránh trải nghiệm đau đớn này bằng mọi giá. Nói chuyện có thể làm mối quan hệ của bạn suôn sẻ hơn, nhưng không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Và nếu tình hình tốt hơn trước khi bộc lộ cảm xúc, thì tốt nhất các ông chồng không nên làm vậy.
Anh Pete
Nghe hay không nghe phụ nữ cũng đều bị kết tội. Tốt hơn là không tham gia khi cô ấy có tâm trạng không tốt. Khi nóng nảy, người ta có thể kết thúc câu chuyện bằng những lời khủng khiếp cho nhau. Tốt hơn hết là hãy bình tĩnh và không tham gia khi người kia đang tức giận. Nhưng đôi khi không muốn dính líu lại bị coi là dấu hiệu của sự vô tâm, hay thờ ơ. Đó là một tội lỗi khác mà sớm hay muộn người ta sẽ phải trả giá. Khi đúng thời điểm, hãy nói chuyện. Để những thứ ung nhọt không bao giờ phát tác.
Vậy phải làm sao để khiến chồng bạn trở thành người biết lắng nghe?
• Thông báo trước cho anh ấy. Ngăn chặn xung đột và hiểu lầm bằng cách cho anh ấy biết trước bạn có điều quan trọng muốn nói. Nhìn vào mắt anh ấy và thể hiện rõ rằng bạn cần một cuộc nói chuyện nghiêm túc.
• Đừng tranh đấu với sự sao lãng của đàn ông. Họ không thích đa nhiệm. Vì vậy, nếu bạn có điều gì đó quan trọng muốn nói, hãy đảm bảo rằng anh ấy không bị phân tâm bởi chương trình truyền hình yêu thích hay internet. Thay vào đó, hãy đi dạo hoặc ra ngoài ăn tối cùng nhau- và sau đó nói chuyện khi bạn có được sự chú ý hoàn toàn từ anh ấy.
• Nói cho anh ấy biết chính xác những gì bạn muốn. Bởi vì đàn ông được lập trình để giải quyết vấn đề, nếu bạn không cần giải pháp, hãy nói với anh ấy như vậy và rằng bạn chỉ muốn anh ấy lắng nghe. Nhưng nếu bạn thực sự muốn khắc phục vấn đề của mình, hãy hỏi ý kiến và lời khuyên của anh ấy.
• Đừng bắt đầu bằng tiêu cực. “Anh không bao giờ lắng nghe em, và đó là vấn đề lớn nhất trong cuộc hôn nhân của chúng ta!” Lời mở đầu như vậy chỉ khiến anh ấy mất hứng. Thay vào đó, hãy bắt đầu với một câu tích cực như “Em cần nói chuyện về với anh về mối quan hệ của chúng mình và em nghĩ mình có thể cùng nhau khắc phục.”
• Đừng hy vọng anh ấy đọc được ngôn ngữ cử chỉ của bạn hoặc đoán được những gì bạn muốn. Phụ nữ có xu hướng thể hiện cảm xúc trên nét mặt khi nói chuyện, và mẫn cảm ơn hơn đối với những mong muốn bất thành văn của người khác. Đàn ông, mặt khác, không giỏi đọc vị những tín hiệu cảm xúc không lời. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày, nhưng chồng bạn không nhận ra, sẽ rất dễ hiểu nếu bạn cảm thấy bị phớt lờ : “Anh không thấy em rất mệt sao? Em có cần phải nói để anh cho con đi ngủ không? ”Dĩ nhiên, bạn cần phải nói với anh ấy để tránh một cuộc tranh luận khó chịu.
• Đừng lạc đề. Bạn bắt đầu nói chuyện với anh ấy về việc bạn cảm thấy buồn như thế nào khi anh ấy nói món cà ri gà mẹ anh ấy làm ngon hơn của bạn (trước mặt bà). Nhưng cùng lúc đó, bạn lại chia sẻ về cảm giác tổn thương khi bạn bắt gặp anh ấy xem phim khiêu dâm. Đừng làm vậy – nó sẽ khiến anh ấy bối rối. Chỉ tập trung vào một chủ đề và bạn sẽ thấy anh ấy lắng nghe bạn hơn.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ của bạn! Hãy chia sẻ kinh nghiệm khiến các ông chồng biết lắng nghe với chúng tôi nhé!
Theo: –https://sg.theasianparent.com/
Nguồn: Psychology Today, Prevention
Bài viết liên quan:
7 đặc điểm của một người chồng tuyệt vời
Các cặp vợ chồng hạnh phúc nhất có những thói quen “vàng” nào?