Chọc ối có nguy hiểm không? Liệu có di chứng nào đến thai nhi không? Thai phụ có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thậm chí tính mạng hay không?
Nếu như các mẹ chưa biết thì chọc ối là một phương pháp chẩn đoán trước sinh xâm lấn. nó được thực hiện từ tuần 16 – 22 của thai kỳ. Quá trình chọc ối được bác sĩ chuyên khoa thực hiện trong khoảng 30 phút sau khi khám tổng quát tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Thực hiện chọc ối có thể cung cấp cho mẹ bầu thông tin về tình trạng sức khỏe của thai nhi chính xác đến 99,99%.
Song, chọc ối không phải dành cho tất cả mọi người. Có một số đối tượng không nên tiến hành. Đặc biệt, không tự ý tiến hành chọc ối nếu chưa khám cẩn thận.
Băn khoăn không phải của riêng ai
“Tôi năm nay 28 tuổi, kết hôn được 2 năm. Hai vợ chồng tôi hoàn toàn khoẻ mạnh. Gia đình không có tiền sử bệnh di truyền.Tôi mới có con đầu lòng. Siêu âm độ mờ da gáy lúc thai 12 tuần với kết quả 1.3mm. Bác sĩ nói bình thường.Tôi làm xét nghiệm Tripple test tại Bệnh viện Từ Dũ lúc thai của tôi trong khoảng 18 đến 19 tuần. Sau 2 tuần tôi nhận được kết quả. Bác sĩ nói tôi thuộc nhóm có thai nhi bị hội chứng Down cao. Bắt buộc phải chọc ối làm xét nghiệm.
Tôi và chồng tôi rất lo lắng. Hai vợ chồng tôi đang xét nghiệm Gen đột biến Thalassimia (do BV Từ Dũ chỉ định). Hai tuần sau mới có kết quả. Đến lúc có kết quả thì thai của tôi đã được 23 tuần rồi. Tôi có nên làm xét nghiệm chọc ối không? Kết quả như vậy con tôi có thuộc nhóm Down cao không?”
Đây là những câu hỏi rất thường thấy hiện nay. Vậy nên, chúc mừng bạn đã tìm đúng địa chỉ để tham khảo.
Chọc ối là gì? Chọc ối có nguy hiểm không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng thai nhi. Có thể do sự biến đổi không ngừng của môi trường bên ngoài. Cũng có thể có các chất ảnh hưởng tới mẹ bầu. Ngoài ra, đột biến di truyền bên trong cơ thể cũng khiến mẹ và bé gặp vấn đề. Tóm gọn lại trong các vấn đề sau:
– Người mẹ mang thai từ 25 tuổi trở lên
– Gia đình có tiền sử bệnh di truyền
– Thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non. Sinh con mắc dị tật bẩm sinh
– Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm: Thủy đậu, viêm gan B,…
Hiện nay, có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu nắm được tình trạng phát triển của con như siêu âm, Double test, Triple test. Tuy nhiên, những kết luận sàng lọc của các phương pháp này chưa chỉ ra được chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đôi khi còn mang tỷ lệ âm tính giả khá cao. Bởi vậy, khi có kết quả sàng lọc con có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu thực hiện chọc ối để có kết quả chính xác nhất.
Chọc ối được tiến hành như thế nào?
Để chọc được ối phải qua một quá trình thăm khám. Không phải cứ thế mà lên bàn để chọc ối ngay được. Bác sĩ và mẹ bầu phải cẩn trọng trước khi tiến hành.
– Khám tổng quát: Trước khi tiến hành chọc ối, mẹ bầu được bác sĩ khám sức khỏe tổng quát như huyết áp, nhịp tim. Có nhận định tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Siêu âm xác định vị trí thai nhi để quá trình chọc ối diễn ra thuận lợi. Tránh để kim chạm vào bé gây tổn thương.
– Khử trùng da bụng: Mẹ bầu nằm ngửa. Bác sĩ chuyên khoa khử trùng da bụng mẹ bầu tại vị trí thu mẫu tránh nhiễm khuẩn và tránh vi khuẩn theo đường kim tiêm xâm nhập vào bào thai.
– Chọc ối: Bác sĩ chuyên khoa sử dụng một kim mảnh, rỗng xuyên qua thành bụng vào tử cung của mẹ bầu, dưới sự trợ giúp của máy siêu âm giúp cho kim đi vào bên trong không chạm vào bé. Dịch ối được hút ra ống tiêm khoảng 10 – 15ml (khoảng ~ 14g nước ối). Lượng nước ối bị lấy đi sẽ được bù lại một cách tự nhiên.
Chọc ối có nguy hiểm không? Có đau không?
Chọc ối có thể nguy hiểm với một số người. Tùy vào cơ địa của từng người và thể trạng của từng người mà mức độ nguy hiểm từ chọc ối có thể điều chỉnh. Ngoài những bất cẩn khi chọc ối mà không thăm khám cẩn trọng, nguy cơ nhiễm trùng cao, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác:
– Trong quá trình chọc ối, mẹ bầu có thể cảm thấy đau rút, nhói, hồi hộp.
– Một số mẹ bầu bị ra huyết ngay sau khi chọc ối xong.
– Một vài mẹ bầu gặp phải tình trạng co thắt tử cung, đau bụng,…
– Sau chọc ối mẹ bầu có thể bị chuột rút, sốt,…
– Truyền nhiễm bệnh từ mẹ sang con
– Nhiễm trùng tử cung
– Nhạy cảm Rh dẫn đến các biến chứng: Trẻ bị thiếu máu, vàng da,…
– Chấn thương do kim thu dịch ối.
Nếu bạn bị đau khi chọc ối, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống và dặn thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau, tình trạng đau bụng thường sẽ giảm. Bên cạnh đó, chọc ối cũng có một số rủi ro nhất định về khả năng gây tai biến. Bao gồm sảy thai, vỡ ối, nhiễm trùng. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ xảy ra sảy thai khi chọc ối là 1/500 (có nghĩa là cứ 500 sản phụ thực hiện chọc ối sẽ có 1 người bị sảy thai ngoài ý muốn).
Đối tượng nào cần chọc ối?
Chọc ối vẫn có rủi ro. Do vậy, chọc ối không dành cho tất cả mọi người. Tốt nhất, chỉ nên thực hiện chọc ối đối với những thai phụ có nguy cơ cao bất thường về di truyền. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối ở những phụ nữ mang thai có những yếu tố nguy cơ sau:
– Tuổi cao trên 40
– Bố hoặc mẹ của bé có thành viên trong gia đình mắc các hội chứng liên quan đến rối loạn trong bộ nhiễm sắc thể;
– Bản thân người mẹ có mang bệnh lý di truyền;
– Người mẹ đã có kết quả xét nghiệm sàng lọc trên huyết thanh hoặc siêu âm cho thấy dấu hiệu bất thường.
Nếu bác sĩ khuyến cáo bà bầu thực hiện chọc ối, thủ thuật này thường sẽ được thực hiện vào khoảng giữa tuần 15 – 18 của thai kỳ.
Lời kết
Chọc ối có nguy hiểm đối với một số người. Không phải tất cả mọi người đều có thể chọc ối được. Vậy nên, bên cạnh double test, triple test, bạn có thể cân nhắc trong việc chọc ối. Xét nghiệm này cũng có thể giúp kiểm tra dị tật trong bụng mẹ bầu.
Xem thêm:
- Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì khi có chỉ định chọc ối?
- Chọc ối xét nghiệm Rubella và những điều cần biết
- Có nên khám sàng lọc trước sinh và thời điểm nào tốt nhất để thực hiện?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!