Chỉ số khối cơ thể trẻ là gì?
Từ lâu, các bác sĩ đã sử dụng các phép đo chiều cao và cân nặng để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ so với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Sau này, họ có một công cụ khác đó là chỉ số khối cơ thể (BMI).
BMI (Body Mass Index) là một phép tính sử dụng chiều cao và cân nặng để ước tính lượng mỡ cơ thể của một người. Đối với trẻ em và thiếu niên, BMI có chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi là BMI theo tuổi.
Cách tính chỉ số khối cơ thể trẻ
Các bậc phụ huynh có thể sử dụng công thức dưới đây để tính chỉ số BMI của con mình, nhưng điều quan trọng là các phép đo phải được thực hiện thường xuyên và chính xác. Bằng cách đó chỉ số BMI mới có ý nghĩa.
Khác với cách phân loại BMI ở người lớn, trẻ em (từ 2-20 tuổi) trọng lượng và chiều cao thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, mối liên quan của chúng với mỡ cơ thể cũng như vậy. Do đó, chỉ số BMI của trẻ phải được hiểu là so sánh tương đối so với các trẻ khác cùng giới tính và tuổi tác.
Cách đánh giá chỉ số khối cơ thể trẻ
Sau khi chỉ số BMI được tính cho một số lượng lớn trẻ em và thiếu niên, nó được tổng hợp thành tiêu chuẩn dưới dạng biểu đồ như dưới đây.
Ví dụ: Bé trai 11 tuổi có chiều cao 1m45 và cân nặng là 41kg. Tính ra chỉ số BMI của bé là 19.5. Tìm đường giao của chỉ số BMI này với tuổi của bé trên biểu đồ BMI dành cho bé trai tương ứng với độ tuổi, cha mẹ có thể biết được bé đang có chỉ số BMI bình thường đồng nghĩa với tình trạng dinh dưỡng của trẻ bình thường, và có khoảng 20% trẻ em có cùng giới tính và độ tuổi được đo có chỉ số BMI thấp hơn.
Nếu trẻ tăng cân nhanh chóng và chỉ số BMI của chúng tăng lên – trong giai đoạn dậy thì, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu xem liệu việc tăng cân này là bình thường hay liệu đó có phải là điều đáng lưu tâm hay không.
Trẻ cũng có thể có chỉ số BMI cao nếu chúng có khung lớn hoặc nhiều cơ bắp, không thừa mỡ. Và ngược lại, đứa trẻ có khung nhỏ có thể có chỉ số BMI bình thường nhưng quá nhiều mỡ trong cơ thể.
Mặc dù BMI không phải là thước đo trực tiếp hoặc hoàn hảo của lượng mỡ trong cơ thể, nhưng nếu trẻ ở mức hoặc trên mức 95% trong biểu đồ BMI nên được coi là béo phì. Trẻ có số đi BMI ở phần trăm thứ 85 đến 94 được coi là thừa cân, vì lượng mỡ cơ thể dư thừa hoặc khối lượng cơ thể cao. Một đứa trẻ có BMI nằm trong khoảng từ phần trăm thứ 5 đến phần trăm thứ 85 nằm trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh. Một đứa trẻ có BMI dưới phần trăm thứ 5 được coi là thiếu cân.
Ý nghĩa của việc theo dõi chỉ số khối cơ thể trẻ
Giá trị thực của các phép đo BMI nằm ở việc xem chúng như một phương pháp theo thời gian. Điều này cho phép cả bác sĩ và cha mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ và xác định xem chỉ số của trẻ có bình thường so với những đứa trẻ khác cùng tuổi cùng giới tính hay không.
Từ khi con được 2 tuổi, cha mẹ nên kiểm tra chỉ số BMI định kỳ và đánh dấu số đo này trên biểu đồ so với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
BMI đặc biệt hữu ích để xác định trẻ có nguy cơ bị thừa cân – vốn rất phổ biến trong xã hội hiện nay khi chúng lớn lên hay không. Ở trẻ lớn và thiếu niên, có mối liên hệ mật thiết giữa BMI và lượng mỡ trong cơ thể. Vì vậy, những trẻ có chỉ số BMI cao thì lượng mỡ cũng cao – rất có thể có vấn đề về cân nặng khi lớn lên. Bằng cách xác định được nguy cơ này, các bác sĩ và các bậc phụ huynh có thể có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ béo phì cho trẻ qua việc thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục.
Tương tự như vậy, nếu xác định được nguy cơ trẻ thiếu cân, cha mẹ có thể có những can thiệp phù hợp để cải thiện sức vóc của trẻ.
Hy vọng với thông tin chỉ số BMI là gì và cách tính chỉ số này cho trẻ, các bậc cha mẹ sẽ có phương pháp theo dõi sự phát triển của con mình một cách hiệu quả và khoa học nhất giúp bé phát triển toàn diện, cân đối.
Theo: The Asianparent
Xem thêm các bài viết khác:
Khi con đến tuổi dậy thì ; Khi nào được gọi là dậy thì sớm?
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ ; Đánh giá năng lực của trẻ từ 1 -2 tuổi