Cách dự trù chi phí nuôi con năm đầu đời giúp ba mẹ an tâm chăm bé sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chi phí nuôi con năm đầu đời, một trong những điều đầu tiên cần nghĩ đến nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc đang trong quá trình mang thai. Lên kế hoạch tài chính kĩ càng sẽ giúp cho công việc chăm sóc bé sơ sinh trở nên an nhàn và đỡ căng thẳng hơn.

Nên chuẩn bị chi phí nuôi con năm đầu đời từ khi nào?

Lời khuyên của các chuyên gia tài chính là bạn nên có một tài khoản riêng dành cho toàn bộ quá trình mang thai và nuôi con những năm đầu tiên.

Trong thời gian nghỉ thai sản, bạn vẫn sẽ được hưởng lương theo chế độ nghỉ thai sản do nhà nước quy định. Tuy nhiên với khoảng thời gian nghỉ này bạn sẽ phải có thêm các chi phí phát sinh. Chính vì vậy việc chủ động tài chính sẽ là bước cần thiết để bạn không phải lo lắng trong thời gian ở nhà chăm con.

Ngay khi mang thai, vợ chồng hoặc thai phụ nên có một tài khoản riêng dành cho khoảng thời gian bầu bí và nghỉ sinh con. Trong đó phân chia rõ các mục cần chi tiêu hàng tháng như tiền sữa, tiền tã bỉm, tiền quần áo, đồ chơi cho bé, thức ăn bồi dưỡng cho mẹ, …

Với trường hợp các mẹ nghỉ không lương (khi cần thiết) thì mẹ nên có sẵn một khoản tiền dự trù cho thời gian này.

Chi phí nuôi con năm đầu đời bao nhiêu là đủ?

Tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính của từng gia đình mà khoản tiền này có thể từ vừa phải đến nhiều. Nhưng về cơ bản, nuôi một em bé sơ sinh năm đầu tiên, bạn cần chuẩn bị cho những chi phí sau:

1. Chi phí nuôi con năm đầu đời với khoản tã bỉm 

Với khoản chi phí này, ba mẹ có thể yên tâm là số tiền sẽ giảm dần theo tháng tuổi của bé. Lúc mới sinh, nhu cầu dùng tã bỉm khá nhiều, khoảng 8 – 9 chiếc/ngày. Sau đó giảm dần, chỉ còn 6 – 7 chiếc/ngày trong tuần thứ hai. Và dùng 1 – 2 chiếc/ngày khi trẻ 1 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mức chi phí dành cho bỉm tã sẽ dao động từ 300 – 500 nghìn đồng/tháng (hoặc có thể nhiều hơn nếu ba mẹ muốn con dùng bỉm ngoại). Sau 1 tuổi, mẹ nên tập cho bé ngồi bô và bỏ dần việc mặc tã bỉm thì sẽ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

2. Tiền sữa cho bé

Phần lớn các gia đình sẽ chỉ mất khoản tiền này nếu người mẹ không thể thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ. Lúc này sữa công thức là cần thiết. Đây cũng sẽ là khoản chi phí nhiều nhất và đắt nhất đối với ba mẹ có con ăn sữa công thức.

Trên thị trường Việt Nam có 2 dòng sữa mà các mẹ có thể lựa chọn bao gồm sữa nội như Similac, Enfamil, Frisolac, Nan Pro 1… hoặc sữa ngoại như Meiji, Wakodo, Aptamil, Morinaga…

Hiện nay, dòng sữa nội sẽ có mức giá trung bình khoảng 400 nghìn đồng/hộp. Sữa ngoại có mức giá cao hơn, dao động từ 500 nghìn đồng – 1 triệu đồng/hộp.

Nói chung việc lựa chọn dòng sữa nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài chính, khẩu vị, thành phần dinh dưỡng, … nhưng chi phí hàng tháng để mua sữa cho bé sẽ khoảng 2-4 triệu đồng.

3. Quần áo cho trẻ

Trên thực tế, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều nếu biết vun vén với khoản chi tiêu này. Một số bà mẹ bỉm sữa chia sẻ, họ thường tận dụng nguồn quần áo từ những người thân quen.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Còn với những ba mẹ muốn sắm hoàn toàn đồ mới cho con trong mức chi phí hợp lý thì có thể tính sơ bộ như sau:

Bé từ 0-6 tháng tuổi:

10- 15 bộ mặc ở nhà cho 3 tháng đầu và 3-4 bộ để mặc những lúc bé ra ngoài. Thêm tất, bao tay, bao chân, … Tính sơ sẽ tốn khoảng 1 – 1,5 triệu đồng.

Bé từ 7-12 tháng tuổi

Trẻ đã lớn, vì thế mẹ cần mua thêm một số quần áo ở nhà, quần áo ra ngoài và các loại mũ, nón cho bé, … tất cả các chi phí tốn khoảng 2 triệu đồng.

4. Thức ăn dặm cho bé

Từ 6 tháng tuổi trở lên, ngoài tiền sữa (có thể sẽ không giảm vì giai đoạn này bé vẫn cần thức ăn chính là sữa), ba mẹ cần chuẩn bị thêm khoản chi phi dành cho thức ăn dặm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể sẽ cần mua những thứ sau:

– Dụng cụ chế biến thức ăn dặm: 300 -500 nghìn

– Thức ăn dặm hàng ngày: Khoảng 25-50 nghìn/bữa (bao gồm món ăn dặm và bữa phụ như sữa chua, bánh ăn dặm, hoa quả, …)

5. Đồ chơi và đồ dùng cho bé năm đầu đời 

Trong giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bạn chỉ cần mua một vài đồ chơi đơn giản và chỉ cần mất khoảng 3 trăm– 5 trăm nghìn đồng cho một lần mua. Bạn có thể dùng cho trẻ chơi đến hết giai đoạn 6 tháng.

Sau 6 tháng, tùy theo mục đích mà ba mẹ có thể lựa chọn đồ chơi sao cho hợp với lứa tuổi của con. Do đó khoản chi phí này cũng khá linh động, thường khoảng 1-2 triệu/năm đầu đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra còn có các đồ dùng cần thiết dành cho bé như:

– Nôi, cũi: 1-2 triệu/chiếc

– Xe đẩy: 1-3 triệu/chiếc

– Địu: 500 nghìn – 1 triệu/chiếc

6. Chi phí khám sức khỏe 

Trẻ sơ sinh còn rất nhạy cảm và sức đề kháng yếu. Bé sẽ thường xuyên bị cảm cúm, sốt, … trong năm đầu đời. Cộng thêm chi phí từ việc đưa con đi tiêm vắc xin nên ba mẹ cần dành riêng một khoản cho phần chi phí này (từ 1-2 triệu/năm đầu đời).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy trong năm đầu tiên nuôi con, một gia đình nuôi trẻ bằng sữa công thức có thể tốn bình quân từ 30-50 triệu. Chi phí này sẽ giảm xuống khá nhiều nếu bạn lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy ngay khi biết mình mang thai, bạn cần lên kế hoạch kĩ càng để sẵn sàng cho năm đầu tiên nuôi con được an tâm và thoải mái nhất nhé.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương