Chi phí điều trị trẻ sinh non có cao không và được hỗ trợ như thế nào?

Vì 1 vài lý do nào đó mà có những em bé phải chào đời sớm hơn dự kiến và cần được chăm sóc y tế đặc biệt để tăng cơ hội khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chi phí điều trị trẻ sinh non còn tùy thuộc vào tình trạng của từng trẻ và có những khoản điều trị thuộc hạng mục được BHYT thanh toán 100% theo quy định.

Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Hiểu đúng về trẻ sinh non
  • Trẻ sinh non cần được điều trị những biến chứng và bệnh lý thường gặp nào?
  • Chi phí điều trị trẻ sinh non có cao không và được hỗ trợ như thế nào?

Hiểu đúng về trẻ sinh non

Sinh non là trường hợp trẻ ra đời trước tuần thai thứ 37 hoặc trước 259 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối của mẹ. Theo thống kê, có khoảng 12% tổng số trẻ được sinh ra là trẻ non tháng. Tuần tuổi thai khi trẻ ra đời được làm tròn. Ví dụ trẻ sinh lúc 28 tuần 4 ngày được tính là sinh non 28 tuần hoặc chi tiết hơn là 28 4/7 tuần. Nguyên nhân khiến trẻ sinh non có thể bắt nguồn bởi các yếu tố nguy cơ từ mẹ hoặc thai nhi và phần phụ.

Trẻ ra đời khi chưa đủ 37 tuần tuổi được xem là sinh non

Thời gian sinh non được phân loại theo thời điểm bé chào đời.

  • Sinh cực non: lọt lòng trước tuần thai thứ 28
  • Trẻ sinh rất non: ra đời từ tuần thứ 28 – 32 của thai kỳ
  • Sinh non vừa: chào đời từ tuần thai thứ 32 – 34
  • Trẻ sinh non muộn: ra đời giữa tuần thứ 34 – 37 của thai kỳ.

Có thể bạn chưa biết ===>

Trẻ sinh non cần được điều trị những biến chứng và bệnh lý thường gặp nào?

Các em bé sinh non thường gặp phải nhiều vấn đề y tế phức tạp. Những bé càng sớm ra khỏi bụng mẹ thì nguy cơ biến chứng càng cao. Việc điều trị cho trẻ lúc này chủ yếu là để xử lý những biến chứng ngắn hạn ở bộ phận hô hấp, tim mạch xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. Trong nhiều trường hợp trẻ đã sống sót và xuất viện, gia đình vẫn phải tiếp tục điều trị thêm các di chứng lâu dài là những khuyết tật về thần kinh như bại não, chậm phát triển, mắc các bệnh mãn tính…

Suy hô hấp

Do phổi chưa trưởng thành, thiếu chất surfactan và cơ hô hấp yếu nên những trẻ sinh non khi ra đời thường phải hỗ trợ hô hấp. Những trường hợp suy hô hấp nặng cần phải bơm chất surfactan.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Suy hô hấp là nguyên nhân tử vong chủ yếu ở trẻ non tháng

Hạ thân nhiệt

Hầu hết các bé sinh non đều thiếu chất béo, khiến cơ thể trẻ không thể tự điều chỉnh thân nhiệt được. Tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ sinh non, đặc biệt là những trường hợp sinh cực non làm tăng tỷ lệ tử vong và gây nguy cơ xuất huyết não thất, suy hô hấp và xuất huyết phổi. Bên cạnh đó, trẻ sinh non dành hết năng lượng của mình để giữ ấm nên bé sẽ khó tăng cân và phát triển. Đó là lý do tại sao các bé sinh non thường được nuôi trong lồng ấp.

Các vấn đề về tim

Ở trẻ sinh non, ống động mạch thường còn và lâu đóng lại nên có thể làm trẻ bị suy tim, suy hô hấp, viêm ruột hoại tử… Để điều trị đóng ống động mạch, con cần được uống ibuprofen. Trường hợp không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cột ống động mạch.

Sốt động mạch và huyết áp thấp phổ biến ở trẻ sinh non

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xuất huyết và tổn thương não

Nếu sinh ra trước 28 tuần, bé có nhiều nguy cơ bị xuất huyết não. Tình trạng này kéo dài sẽ làm não bị tổn thương vĩnh viễn. Vấn đề này cần được điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não về sau này.

Các vấn đề về dạ dày và ruột

Tình trạng viêm ruột hoại tử (NEC) có thể xảy ra đối với không ít trường hợp trẻ sinh thiếu tháng do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành và khả năng bị nhiễm trùng cao. Nếu viêm ruột hoại tử xảy ra thì có thể cần phải can thiệp phẫu thuật ruột. Vì vậy, để giảm nguy cơ, các bác sĩ sẽ tập cho trẻ ăn sữa từng ít 1, tăng dần mỗi ngày nếu trẻ hấp thu sữa tốt cho đến khi ăn đủ nhu cầu.

Hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch yếu, nhưng bé sinh non lại càng yếu hơn nữa nên rất dễ đối mặt với tình trạng nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột. Khi nhiễm trùng xảy ra, bắt buộc phải điều trị kháng sinh dài ngày.

Trẻ sinh non có nhiều biến chứng sức khỏe khó lường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thiếu máu, vàng da, hạ đường huyết

Trẻ sinh thiếu tháng bị vàng da nặng do gan chưa trưởng thành sẽ cần phải chiếu đèn sớm và theo dõi chặt chẽ. Bé cũng dễ bị thiếu máu do không dự trữ sắt ở gan nên trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cho truyền máu nếu tình trạng biến chuyển nặng. Sau sinh 2 tuần, trẻ được uống sắt để dự phòng thiếu máu. Ngoài ra, vì không dự trữ glycogen tại gan nên có không ít ca sinh non cần phải được truyền dịch như glucose để tránh hạ đường huyết.

Bệnh lý võng mạc

Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) là một vấn đề khác mà các bé chào đời trước 30 tuần có thể gặp phải do phát triển mạch máu bất thường ở võng mạc mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Sau sinh khoảng 3 – 4 tuần, trẻ sinh trước 34 tuần hay có cân nặng dưới 2kg sẽ được khám mắt định kỳ lần đầu tiên, tái khám mỗi 2 tuần cho đến khi mắt ổn. Nếu có bệnh lý võng mạc sẽ được điều trị laser hay tiêm thuốc avastine.

Bệnh lý võng mạc thường gặp ở các bé sinh thiếu tháng

Giảm thính lực

Tỷ lệ mắc các vấn đề về thính giác ở những trường hợp sinh non tháng khá cao. Do đó, tất cả trẻ sinh non cần phải được tầm soát thính lực ít nhất trong 2 năm đầu đời.

Chi phí điều trị trẻ sinh non có cao không và được hỗ trợ như thế nào?

Hầu hết trẻ sinh non bắt buộc phải nằm viện để theo dõi và can thiệp y tế cho đến khi chỉ số sinh tồn ở mức ổn định. Vì vậy, quá trình chăm sóc có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, không ít các gia đình thường lo lắng về khoản viện phí phải chi trả trong thời gian con nằm viện.

Trên thực tế, chi phí điều trị trẻ sinh non rất tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và công sức. Đối với bé non tháng nằm lồng kính, tổng chi phí nằm viện phụ thuộc nhiều vào thời gian điều trị, số lượng xét nhiệm thực hiện và thuốc sử dụng. Do đó, trong trường hợp sản phụ nằm trong diện sinh non nguy cơ cao, các gia đình nên tham khảo trước viện phí tại các cơ sở y tế uy tín để có sự chủ động về tài chính trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ.

Có thể bạn chưa biết ===>

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chi phí điều trị trẻ sinh non khi có BHYT

Các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng về chi phí điều trị trẻ sinh non vì có rất nhiều khoản bao gồm cả thuốc, xét nghiệm, giường bệnh đều nằm trong danh mục được BHYT thanh toán 100%. Theo nội dung quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014 thì trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng được cấp thẻ và hưởng BHYT miễn phí.

Mức hưởng BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi khi xuất trình được thẻ BHYT được quy định như sau:

  • Được hưởng 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
  • Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp trẻ đi khám thông tuyến theo quy định
  • Được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh
  • Được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương.

Thẻ BHYT giảm chi phí điều trị trẻ sinh non

Do vậy, sau khi con ra đời, gia đình hãy nhanh chóng làm thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế, để đảm bảo được hưởng quyền lợi chính đáng. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.

Điều trị trẻ sinh non ở các Bệnh viện tư có tốn kém không?

Hiện nay, nhiều bệnh viện tư nhân, bệnh viện Quốc tế đã chủ động tham gia hệ thống BHYT toàn dân, tổ chức chuyên nghiệp khâu thủ tục hành chính, hỗ trợ thanh toán bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, các bậc cha mẹ cũng hoàn toàn có thể yên tâm về chi phí điều trị trẻ sinh non tại các bệnh viện tư như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc vì theo quy định, những trường hợp có thẻ BHYT vẫn được tiến hành khám, chữa bệnh với đầy đủ quyền lợi. Ngay cả đối với các dịch vụ kỹ thuật cao như phẫu thuật, trẻ sinh non vẫn thuộc đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi nên hoàn toàn được hưởng 100% tổng chi phí trong quy định của BHYT.

Tuy nhiên cũng lưu ý thêm với các gia đình có bé sinh non là ngoài chi phí nằm trong danh mục được BHYT thanh toán thì vẫn có những khoản viện phí khác không thuộc khoản chi trả của BHYT, phụ huynh cũng cần cân nhắc tài chính để đảm bảo đủ khả năng chăm sóc và điều trị lâu dài cho con.

Tạm kết

Thực tế thì quá trình chăm sóc và điều trị trẻ sinh non vẫn luôn là 1 thách thức trong lĩnh vực hồi sức sơ sinh vì tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Mặc dù vậy, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại đã tạo nên 1 bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình hồi phục và phát triển của trẻ sinh non. Nhiều trẻ sinh non với tuổi thai thấp vẫn có cơ hội được cứu sống thành công và phát triển khỏe mạnh như trẻ sinh đủ tháng.

Chi phí điều trị trẻ sinh non có thể tốn kém nhưng mỗi bé được xuất viện khỏe mạnh không chỉ đem đến niềm vui, sự hạnh phúc cho cha mẹ, người thân mà còn là món quà vô giá cho cả những y bác sĩ đang ngày đêm nỗ lực giành lại sự sống cho các thiên thần nhỏ – những chiến binh dũng cảm tí hon!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi