Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh (Epiphora) - Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Mắt có ghèn hoặc chảy nước mắt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Rất may, chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh thường vô hại và sẽ tự khỏi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mắt có ghèn hoặc chảy nước mắt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Rất may, chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh thường vô hại và sẽ tự khỏi, theo dõi nhé!

Mắt có ghèn hoặc chảy nước mắt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó xuất hiện ở 20% số trẻ em. Rất may, chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh thường vô hại và sẽ tự khỏi.

Mẹ phải đảm bảo đôi mắt của bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh trong thời gian chờ đợi tình trạng này qua đi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các triệu chứng liên quan đến chảy nước mắt sống có thể gây biến chứng nghiêm trọng, mẹ cần phải đưa bé đến khám bác sỹ ngay.

Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu được nguyên nhân, cách điều trị và rủi ro liên quan đến chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh.

Chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh là gì?

Chảy nước mắt sống hay Epiphora, nghĩa là mắt bé chảy nước mắt liên tục hoặc thừa lượng nước mắt. Thi thoảng, mẹ cũng có thể thấy những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt con. Điều này có thể do nhiều lý do khác nhau.

Nguyên nhân chảy nước mắt sống ở trẻ?

Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất gây chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

• Tiết nước mắt quá nhiều

Kích ứng mắt thường là nguyên nhân gây tiết nước mắt nhiều nhằm sửa sạch rửa sạch chất kích thích đó. Các chất kích ứng mắt bao gồm khói bụi, phấn hoa, bụi bẩn, cát v.v…

Ngoài ra, các tình trạng như viêm kết mạc, chứng lông mi quặm hay lộn mí cũng có thể gây kích ứng mắt. Đảm bảo bé không dụi mắt quá nhiều vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và cảm giác nóng rát ở mắt.

• Nhiễm trùng

Nhiễm trùng như đau mắt đỏ cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể là bởi virus, nấm, vi khuẩn hoặc thậm chí là do dị ứng.

Đau mắt đỏ do siêu vi gây ra rất dễ lây. Nó có thể lây sang người khác trong gia đình bạn nếu không đề phòng. Viêm bờ mi do hậu quả tắc nghẽn tuyến bã nhờn dưới mắt cũng có thể là nguyên nhân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng, rát, đau nhức và mất lông mi trong những trường hợp nặng.

• Vấn đề với lệ đạo

Các ống lệ chịu trách nhiệm đào thải nước từ mắt, nước mắt sẽ không bị tích tụ. Tuy nhiên, nếu ống lệ bị tắc nước mắt sẽ chảy vào trong mắt rồi chảy xuống mặt bé. Mẹ cũng có thể quan sát thấy ghèn gỉ trắng xuất hiện, con bị sưng đỏ ở khóe mắt.

• Điều trị

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Quan sát và chờ đợi là điều tốt nhất nếu tình trạng này ở mức nhẹ. Vì thông thường nó sẽ tự khỏi.
  • Vệ sinh mắt cho bé bằng bông và nước sạch để tránh bất kỳ chất cặn bã nào tích tụ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Nhẹ nhàng day mắt cho bé vài lần trong ngày có thể giúp thông tắc tuyến lệ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh mắt để giảm các triệu chứng do nhiễm trùng gây ra.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc kháng histamine để chống lại các triệu chứng của các phản ứng dị ứng.
  • Rửa mắt bằng ống đầu dò trong trường hợp lệ đạo bị tắc nghẽn nặng.
  • Rửa mắt của bé dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa để loại bỏ bất kỳ chất kích thích nào.
  • Nếu vi-rút gây ra chảy nước mắt, có thể mẹ phải đợi khoảng một tuần để xem tình trạng này có hết không. Nếu không, mẹ cần khẩn trương tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

Lựa chọn chăm sóc mắt tại nhà cho bé khi nào và như thế nào?

Điều trị chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh có thể được thực hiện ở nhà. Ngoài việc giữ cho đôi mắt sạch sẽ, mẹ có thể sử dụng luân phiên túi chườm nóng & lạnh để giảm bớt sự tắc nghẽn ống lệ, cũng như loại bỏ chất độc hại tích tụ quanh mắt. Mẹ cũng có thể dùng túi trà ấm để làm dịu đau nhức ở mắt. Hoa cúc và bạc hà cho thấy kết quả tốt nhất khi điều trị epiphora.

Khi nào cần đưa bé đến khám bác sĩ?

Nếu bé chảy nước mắt, nhưng nhãn cầu trông vẫn trong sáng và nếu bé không có dấu hiệu khó chịu, mẹ có thể chăm sóc bé ở nhà. Nhưng nếu mẹ thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.

  • Viêm hoặc đỏ trong hoặc xung quanh mắt.
  • Chất tiết màu vàng xanh tạo thành lớp vỏ cứng quanh mắt
  • Con bạn liên tục dụi mắt hoặc thấy khó chịu.
  • Bé nhạy cảm với ánh sáng và thích nhắm mắt lại.
  • Hình dạng mí mắt của con không bình thường.

Có khá nhiều bà mẹ tìm kiếm thông tin trên mạng về triệu chứng chảy nước mắt sống ở trẻ. Tình trạng này khá phổ biến và thường vô hại, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu mắt bé có nhiều nước hơn bình thường kết hợp với các triệu chứng khác, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất. Hãy chắc chắn rằng mẹ làm đúng các hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.

Nguồn: parenting.firstcry.com

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca