Dấu hiệu chân mày dựng khi mang thai hoàn toàn không chính xác trong thời đại khoa học hiện nay nữa vì chúng không có căn cứ cụ thể nào cho thấy người phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra nó cũng không đúng với một số chị em từ khi sinh ra đã sở hữu hàng chân mày dựng sẵn.
Chính vì thế, dấu hiệu nhận biết thai sớm này thường không được áp dụng trong cuộc sống hiện đại mà thay vào đó các chị em sẽ tìm đến một số phương pháp khoa học hơn để chẩn đoán việc bản thân có thai hay chưa. Để lý giải rõ hơn điều này, sau đây sẽ là một số thông tin hữu ích đến từ theAsianparent dành tặng cho bạn đọc. Cùng nhau theo dõi nhé!
Thực hư việc chân mày dựng khi mang thai
Nếu ghé qua một số diễn đàn lớn dành cho các chị, các mẹ, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những thắc mắc, chủ đề bàn tán xoay quanh việc phụ nữ có thai thì lông mày sẽ dựng ngược. Vậy chị em nói gì về vấn đề này?
Trước hết, theAsianparent cần phải khẳng định với bạn rằng đây đúng là quan niệm dân gian được truyền miệng lại từ thời xưa, nhưng chưa hề có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học cụ thể nào khẳng định tính chính xác của hiện tượng này cả.
Khi quan sát thấy lông mày dựng ngược lên, kèm theo tóc mai, tóc gáy cũng dựng đứng, cơ thể có những thay đổi như: Đi tiểu nhiều lần, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn,… thì chứng tỏ 99% chị em đã có dấu hiệu mang thai.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp lông mày dựng ngược chưa hẳn đã có thai. Chẳng hạn như lông mày dựng ngược bẩm sinh từ bé, lông mày dựng ngược 1 bên,…
Vì vậy, kinh nghiệm dân gian này các chị em chỉ nên tham khảo thêm, không phải lúc nào cũng đúng trong mọi trường hợp nhé.
Để biết chính xác phụ nữ có đang mang thai hay không thì phải dựa vào rất nhiều dấu hiệu khác nhau mới có thể khẳng định được.
Ngoài chân mày dựng, còn dấu hiệu nào cho biết mẹ có thai?
Để giúp các mẹ có thể sớm phát hiện ra bản thân đang mang thai, sau đây sẽ là một số dấu hiệu nhận biết mà ai cũng đã từng trải qua trong những ngày đầu tiên của thai kỳ.
- Khi mang thai trong tuần đầu tiên sẽ xuất hiện máu báo thai, không giống như màu kinh.
- Chu kỳ kinh nguyệt bị chậm cũng là một trong những biểu hiện dễ nhận biết phụ nữ mang thai.
- Ngực căng tức, cảm thấy khó thở, hụt hơi, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
- Thói quen ăn uống bắt đầu thay đổi. Một số chị em sẽ thấy thèm ăn nhiều hơn, còn một số mẹ sẽ bắt đầu có biểu hiện ốm nghén.
- Cơ thể cũng có nhiều thay đổi: Thân nhiệt tăng lên, đi tiểu thường xuyên, nhạy cảm với mùi hương, tâm lý cũng buồn vui thất thường,…
- Nếu thấy gan bàn tay đỏ, có phần ngứa ngáy thì có thể người phụ nữ đã có bầu. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian chưa rõ nguyên nhân vì sao.
Các phương pháp y khoa phổ biến được sử dụng để chẩn đoán có thai
1. Sử dụng que thử thai
Đây được coi là một trong những phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất, que thử thai giúp chẩn đoán việc có thai thông qua hàm lượng Beta-hCG có trong nước tiểu chị em.
Thông thường, que thử thai đều sẽ đưa ra kết quả chính xác (tới 97%) nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Thời điểm thử có thể quyết định ít nhiều đến độ chính xác.
Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên thử bằng que thử thai trong vòng 7 – 14 ngày sau thời điểm quan hệ tình dục. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì có thể thử sau 1 tuần trễ kinh.
2. Xét nghiệm máu
Ngoài việc sử dụng que thử thai thì hiện nay xét nghiệm máu cũng là phương pháp chẩn đoán có thai phổ biến với độ chính xác lên tới 100%.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ và kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu, từ đó cho ra kết quả nhanh chóng.
Mặc dù không được nhanh và chủ động như việc sử dụng que thử thai, nhưng xét nghiệm máu cũng chỉ mất 90 phút để trả kết quả tính từ lúc nhận mẫu xét nghiệm.
Sau khi quan hệ tình dục từ 7 – 14 ngày, người mẹ có thể đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm có thai. Sau 48h, lượng Beta-hCG có trong máu sẽ tăng gấp đôi và thường đạt mức cao nhất vào tuần thai thứ 15 – 16, giảm dần sau đó và một vài tuần sau khi sinh sẽ biến mất.
Kết luận
Với những thông tin hữu ích trong bài viết này, theAsianparent mong rằng bạn sẽ có cách chọn lọc thông tin kỹ càng hơn trong việc chẩn đoán bản thân có thai hay không.
Chân mày dựng khi mang thai chỉ có thể đúng với một số chị em, còn số khác thì hoàn toàn không. Thế nên thay vì tin vào những mẹo chẩn đoán của người xưa thì bạn nên tìm hiểu và thực hiện các phương pháp y khoa phổ biến nhất để có kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, để biết thêm thật nhiều thông tin thú vị khác trong việc làm mẹ hoặc bản thân sẽ có những thay đổi gì trong thời gian mang thai, bạn đừng quên ghé thăm vào theAsianparent nhé!
Xem thêm:
- Dấu hiệu mang thai ba tháng đầu chị em thường gặp
- Bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu mang thai?
- Dấu hiệu mang thai giả – Những điểm rõ rệt bạn hãy chú ý
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!