Thay đổi thời tiết nóng – lạnh và cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì vậy, khi giao mùa là thời điểm mẹ nên hết sức cẩn thận tránh bé bị ốm do thời tiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh.
Giữ ấm cho trẻ
Duy trì nhiệt độ ấm trong suốt mùa đông lạnh. Đóng tất cả cửa sổ vào ban đêm để tránh không khí lạnh vào nhà. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo trong nhà luôn thoáng gió, không quá kín.
Mặc quần áo ấm áp nhưng thoải mái. Nếu nhiệt độ phòng ấm áp, trẻ không cần mặc quá nhiều lớp quần áo, nên đeo găng tay và tất chân đầy đủ.
Kiểm tra mồ hôi cho bé thường xuyên. Nếu con đổ mồ hôi, cởi bớt lớp quần áo, dùng khăn khô lau mồ hôi.
Ngoài ra, nên tranh thủ những ngày trời nắng nhẹ để đưa bé ra ngoài tắm nắng. Vitamin D sẽ được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời sẽ giúp bé có hệ xương khỏe mạnh và nâng cao hệ thống miễn dịch.
Có nên tắm thường xuyên cho trẻ?
Vào mùa đông tắm hàng ngày có lẽ hơi khó. Trẻ nên tắm 2-3 lần một tuần, khoảng 5-7 phút bằng nước ấm trong phòng kín gió. Ngoài ra hằng ngày vẫn phải vệ sinh da, đặc biệt là các vùng nếp gấp như khuỷu tay chân, vùng cổ, nách. Khi tắm cho bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn quần áo ấm, khăn lau và chọn tắm cho bé nơi kín gió, ấm áp.
Mùa đông, trẻ thường đi tiểu nhiều hơn nên cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và thay tã cho trẻ được sạch sẽ. Khi thay tã, mẹ nên dùng nước ấm để lau rửa, sau đó lau khô vùng kín trước khi mặc tã mới để bé không bị nhiễm lạnh. Xem thêm cách tắm cho trẻ sơ sinh tại đây.
Tăng cường hệ miễn dịch
– Tiêm chủng đúng lịch. Điều này sẽ giúp trẻ an toàn, phòng ngừa những căn bệnh trong mùa đông.
– Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất để tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát bệnh và nhiễm trùng cho em bé. Cố gắng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
– Massage cho bé: Điều này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và hệ miễn dịch. Bạn có thể sử dụng dầu olive, dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa. Hãy chắc chắn đóng cửa và giữ ấm phòng khi massage. Thực hiện 1-2 giờ trước khi tắm hoặc trước khi ngủ để giúp bé ngủ ngon hơn.
– Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Da của trẻ sơ sinh nhạy cảm và dễ thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa dầu dưỡng và kem dưỡng ẩm trước và sau khi tắm cho bé để làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Xử lý khi trẻ không may nhiễm cúm
Hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, với thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh trẻ em rất dễ nhiễm cúm. Triệu chứng có thể là:
- Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi.
- Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có một số dấu hiệu khác của một cơn cảm cúm như:
- Sốt nhẹ khoảng 37,8 độ C.
- Hắt hơi.
- Ho.
- Giảm sự thèm ăn.
- Khó chịu.
- Khó ngủ.
Mẹ có thể làm theo một số cách sau để điều trị cảm cúm cho trẻ
- Cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều
- Làm ẩm không khí xung quanh bé
- Sử dụng bộ xịt rửa mũi cho bé
Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mẹ phải làm sao đây?
Nếu bé không đỡ thì phải đưa bé đi khám mới có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể phòng ngừa lây bệnh cho bé bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn hoặc nước rửa tay diệt khuẩn trước khi bế bé, nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Đối với trẻ sơ sinh, cảm cúm thông thường có thể nhanh chóng phát triển thành viêm phế quản, viêm phổi hay bệnh nghiêm trọng khác. Mẹ không nên chủ quan và cần điều trị tích cực cho bé.
Xem thêm
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách
Sau nhiều chậm trễ, trẻ chính thức được tiêm Vacxin ComBE Five từ tháng 1-2019