Chăm sóc thai sinh đôi - 6 điều mẹ cần biết để các bé chào đời an toàn và khỏe mạnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Mình cảm thấy rất lo lắng khi bác sĩ thông báo là mình đã mang thai đôi. Chăm sóc thai sinh đôi thế nào mới đúng? Tình trạng mang thai này liệu sẽ gây ra nguy hiểm ở mức độ nào đối với cả mẹ lẫn thai nhi?” Một câu hỏi mà theAsianparent Việt Nam tin chắc rằng đây cũng là băn khoăn chung của nhiều mẹ bầu mang song thai.

2% các mẹ mang thai sẽ sinh đôi

Mang thai sinh đôi không phải là hiện tượng quá phổ biến. Thông thường chỉ có 2% các mẹ mang thai nằm trong số cơ hội hiếm có này. Nhiều thập kỷ trước, tỉ lệ này thậm chỉ chỉ có 1% mà thôi.

Nhưng giờ đây, nhiều yếu tố đã khiến mức độ phụ nữ mang thai song sinh đang ngày càng tăng lên đáng kể như:

  • Số phụ nữ nhiều tuổi mong muốn sinh con nhiều hơn.
  • Những người hiếm muốn con cái có xu hướng sử dụng thuốc điều trị nhiều lên.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Đây cũng là 3 nguyên nhân chính giúp cho số trứng rụng trong một lần thụ tinh được nhiều hơn. Do đó, cơ hội để các mẹ có đa thai không còn là chuyện khó khăn nữa.

Y học hiện đại ngày nay có thể giúp cho việc chuẩn đoán về các biến chứng và hiện tượng bất thường trong thai kỳ trở nên chuẩn xác hơn. Tuy vậy, việc chăm sóc thai sinh đôi vẫn đòi hỏi nhiều lưu ý đặc biệt do các biến chứng trong quá trình mang thai như huyết áp cao, thiếu máu, bong nhau thai, cơn gò tử cung xuất hiện sớm (có thể ở ngay tháng thứ 6),v.v.

Do đó, để có thể chăm sóc thai sinh đôi được an toàn và khỏe mạnh, mẹ bầu cần lưu ý về 7 vấn đề cơ bản dưới đây.

Chăm sóc thai sinh đôi với chế độ khám thai phù hợp

Với các mẹ mang song thai, các biến chứng trong thai kỳ có thể nhiều và thường xuyên hơn. Do đó, mẹ bầu cần được chăm sóc và theo dõi bởi các bác sĩ sản khoa kinh nghiệm lâu năm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc khám thai cần diễn ra thường xuyên hơn với các mẹ mang thai thường. Chẳng hạn như cần phải khám 2 tuần/lần ngay khi bước vào tuần thai thứ 20 trở đi. Khám thai đều đặn hàng tuần từ 30 tuần thai. Nếu xuất hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào cũng đều cần theo dõi kỹ lưỡng hoặc chữa trị ngay lập tức.

Chế độ dinh dưỡng dành cho việc chăm sóc thai sinh đôi

Mẹ bầu mang thai đôi cần ăn một lượng thức ăn nhiều gấp 2 lần so với mẹ bầu thông thường. Chế đố dinh dưỡng và đầy đủ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bé sinh đôi bị nhẹ cân.

Do đó, số thai nhi trong bụng mẹ tăng lên bao nhiêu thì mẹ cần 1 lượng dinh dưỡng gấp bấy nhiêu. Điều này nghĩa là mẹ nên ăn thêm 300 calo/thai nhi. Trong đó, chú trọng đến protein, caxin và chất xơ. Mỗi thành phần dinh dưỡng này cần tương đương với 1 phần ăn.

Khi mang thai đôi, tử cung của mẹ lớn hơn so với thai đơn. Điều này sẽ khiến cho dạ dày và ruột bị chèn ép. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với các vấn đề như nôn ọe, đầy hơi, khó tiêu, táo bón gấp nhiều lần. Chính ví thế việc chăm sóc thai sinh đôi thông qua các bữa ăn hàng ngày trở nên quan trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lượng thức ăn mẹ nạp vào cho 1 ngày sẽ cần từ 2400 calo (nếu là thai đôi) và 2700 calo (nếu là thai ba). Cách tốt nhất là cần chọn các loại đồ ăn có hàm lượng calo cao và lành mạnh. Sau đó chia số bữa ăn ra từ 6-7 bữa/ngày để vừa dễ ăn lại tránh được các hiện tượng không mong muốn về bài tiết và tiêu hóa.

Mẹ mang thai đôi cần đặc biệt lưu ý về cân nặng trong thai kỳ

Khi có bầu song thai, điều này đồng nghĩa với việc cân nặng của thai nhi, nước ối và nhau thai tăng lên gấp đôi. Vì vậy không có gì lạ nếu cân nặng của mẹ bầu nhiều hơn 50% so với mẹ bầu mang thai đơn. Chẳng hạn như, mỗi tuần mẹ bầu song thai sẽ tăng thêm 500g ngay sau khi bắt đầu có em bé. Do đó mẹ bầu cần chú ý đến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng không nên chứa nhiều đường và dầu mỡ.

Thông thường, một mẹ mang thai đôi sẽ tăng thêm từ 5-10 cân so với mẹ bầu mang thai một.

Mẹ nhớ bổ sung vitamin và khoáng chất nhiều hơn thông thường

Số lượng thai nhi trong bụng mẹ nhiều lên cũng có nghĩa là cơ thể mẹ và bé cần nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết hơn. Trong đó quan trọng nhất là sắt, axit folic, kẽm, canxi, magie, vitamin B, vitamin C và vitamin D.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì thế nếu mang thai đôi, bác sĩ sẽ kê cho mẹ bầu các loại vitamin bổ sung 1 loại/viên cho một ngày.

Mẹ đừng quên nghỉ ngơi thật nhiều

Cơ thể của mẹ bầu mang thai đôi cần làm việc nhiều và vất vả hơn để sản xuất máu cung cấp cho quá trình nuôi dưỡng và hình thành cơ thể của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thật nhiều khi cơ thể có nhu cầu.

Chẳng hạn như tăng thời gian ngủ trưa, san sẻ công việc nhà với người thân, nằm nghỉ ngay lập tức khi có triệu chứng đau nhức, mỏi, …

Thai kỳ cuối đòi hỏi cần chăm sóc thai sinh đôi một cách sát sao

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi, các bác sĩ thường yêu cầu mẹ bầu tạm thời nghỉ làm việc bên ngoài một thời gian đồng thời hạn chế công việc nhà nhiều nhất có thể.

Trong một số trường hợp, thậm chí nhiều mẹ bầu cần phải nằm hoàn toàn trên giường vào thai kỳ cuối cùng của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào tháng cuối cùng, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu nhập viện. Dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, các mẹ bầu mang thai đôi sẽ giảm tránh được hiện tượng sinh non, đảm bảo thai nhi được ở trong bụng mẹ cho đến tận ngày dự sinh.

Theo theAsianparent Thái Lan

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương