7 câu hỏi phổ biến nhất của các mẹ về việc chăm sóc bé trai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những đặc điểm và giới tính tâm lý trái ngược có thể khiến các bà mẹ luôn cảm thấy băn khoăn khi chăm sóc bé trai của mình. 7 câu hỏi phổ biến nhất dưới đây sẽ giúp mẹ vững vàng phần nào trong trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy các cậu con trai.

Cơ quan sinh dục của các cậu con trai là một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy lúng túng (dù đã có các ông bố bên cạnh). Các thắc mắc phổ biến nhất mà trên nhiều diễn đàn hay được các mẹ thảo luận về cách chăm sóc bé trai, bao gồm 7 vấn đề sau.

1. Hình dạng tinh hoàn của bé trai

Hỏi: Hai bên tinh hoàn của các bé trai có cần thiết phải nhìn thấy rõ ràng hay không?

Trả lời: Bước vào tuần thứ 6 sau khi chào đời, bác sĩ và y tá sẽ kiểm tra kĩ lưỡng tinh hoàn của con. Một bé trai có bộ phận sinh dục phát triển bình thường là cả 2 bên tinh hoàn phải được nhìn thấy rõ ràng.

2. Vệ sinh vùng kín cho bé trai

Hỏi: Nếu phải vệ sinh bao quy đầu của con, mẹ có thể làm được đến mức độ nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trả lời: Khi con còn ở giai đoạn sơ sinh và chưa thể tự giúp mình, những lúc thay bỉm do tè, ị, mỗi khi đi tắm, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là bao quy đầu cho bé trai của mình bằng sữa tắm và nước hàng ngày. Khi con đã đủ lớn để không phải mặc bỉm tã, mẹ cần thiết phải dạy con cách tự vệ sinh vùng kín để con biết cách chăm sóc bản thân và cậu bé của mình.

3. Lộn bao quy đầu của trẻ

Hỏi: Mẹ có nên tìm cách lộn hoặc vuốt ngược bao quy đầu của bé để rửa ráy?

Trả lời: Các mẹ không cần thiết phải làm bước này. Trong năm đầu tiên, bao quy đầu và dương vật của con sẽ vẫn dính liền với nhau. Đến tuổi tập đi (1-3 tuổi), 2 phần này sẽ dần dần tách rời nhau. Khi bé 3 hoặc 4 tuổi, nếu quan sát kĩ mẹ sẽ thấy bao quy đầu đã lộn gần hết. Lúc này, mỗi khi tắm rửa cũng như đi vệ sinh, mẹ nên dạy bé trai cách vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu để tránh hiện tượng nước tiểu và các chất cặn bã đọng lại bên trong. 

4. Bé thích nghịch vùng kín

Hỏi: Bé trai nhà mình thích nghịch bộ phận sinh dục và đút ngón tay vào đó. Đây có phải là triệu chứng bất bình thường về tâm lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trả lời: Trẻ thường không bao giờ có xu hướng tự làm đau mình. Nếu con thấy đau con sẽ tự biết phải dừng lại. Với nhiều trẻ, cơ quan sinh dục là bộ phận hấp dẫn để thu hút trí tò mò, đặc biệt là khi con đến tuổi muốn khám phá về cơ thể mình. Do đó nếu con nghịch chỗ đó thì cũng không phải là điều gì quá đáng lo. Tuy nhiên, mẹ nên giải thích cho con về bộ phận sinh dục cũng như cách bảo vệ nó càng sớm càng tốt. 

5. Nhịn tiểu ở bé trai

Hỏi: Con trai mình thích ôm vùng kín để nhịn tiểu. Điều này có gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé không?

Trả lời: Đây không phải là hành vi hiếm hoi của các bé trai. Rất nhiều các cậu con trai thường làm điều này dù mới 2,3 tuổi. Khi con mải chơi, con sẽ có hành động như vậy. Điều quan trọng là mẹ cần dạy bé và nhắc nhở bé thường xuyên để con biết nói lên nhu cầu đi tiểu tiện của mình đúng lúc.

6. Tên gọi của bộ phận sinh dục bé trai

Hỏi: Mỗi khi nhắc đến bộ phận đó của con, mình thường lúng túng không biết dùng từ nào cho hợp lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trả lời: Mẹ hãy cứ gọi như đúng tên của nó, không cần cố gắng nghĩ ra những cách gọi kì quặc mà chỉ có mình mẹ hiểu để cảm thấy tế nhị hơn. Trên thực tế, dù bé còn nhỏ nhưng mẹ hoàn toàn có thể giải thích về các bộ phận trên người con, đặc biệt là cơ quan sinh dục. Một khi con đã hiểu rõ thì con sẽ biết cách trân trọng và bảo vệ nó tốt hơn. Đây cũng là một phần cần thiết trong quá trình chăm sóc bé trai của các mẹ.

7. Khi con chơi thể thao và bị đau vùng kín

Hỏi: Con trai chơi thể thao và bị va đập đúng vùng kín thì mẹ nên làm thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trả lời: Dương vật của các bé trai là thứ vốn khá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng. Nếu con bị va đập trong khi chơi đùa hay chơi thể thao, mẹ nên tìm nơi riêng tư để giúp bé kiểm tra bộ phận sinh dục của mình. Nếu có các biểu hiện như sưng tấy, chảy máu, con bị nôn, khóc lâu thì nên cho bé đi khám ngay lập tức. Còn nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì nên cho con ngồi nghỉ ngơi để làm giảm tình trạng đau nhức. 

Theo Rasing boys

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương