Mẹ đã quan tâm chăm sóc bàn chân của con chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bàn chân của trẻ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, lâu dài. Vì vậy chúng cần được chăm sóc tốt. Hầu hết trẻ sơ sinh khi được sinh ra có bàn chân bình thường, khỏe mạnh. Mẹ hãy chăm sóc bàn chân bé tốt cả những năm sau này nên giữ chân bé luôn khoẻ mạnh như vậy.

Chăm sóc bàn chân bé

Chăm sóc bàn chân của bé

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để chăm sóc bàn chân bé.

Mẹo 1 – cho phép con tự do di chuyển

Trẻ phát triển cơ bắp bằng cách đá và vận động, vì vậy bạn đừng bao giờ ngăn cản điều này. Bàn chân cần được tự do và hoạt động, không bị hạn chế bởi giường quá chật, giầy ủng, quần tất hoặc bất kỳ vật bao khủ khác.
Khi bé bắt đầu bò, bé có thể để chân trần. Điều này sẽ giúp chân và ngón chân phát triển bình thường. Mẹ không cần đi bất kỳ loại giày dép cho trẻ nào trừ khi trời lạnh, hoặc nếu bé đi ra ngoài.

Mẹo 2 – thường xuyên kiểm tra tất chân, giày của bé

Mẹ cần thường xuyên kiểm tra xem tất chân và giầy của bé có phù hợp không vì trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh. Tuần này còn rộng nhưng một tuần sau có thể đã chật rồi. Đặc biệt là khi giặt còn bị co lại nữa. Đặc biệt cẩn thận với những bộ quần áo liền tất – có thể bộ đồ thì vừa vặn, nhưng phần bàn chân lại quá chật (nếu cần, cắt chúng ra và viền các cạnh). Phần giữa mắt cá chân của giầy nên rộng rãi, đủ để máu lưu thông.

Chăm sóc bàn chân bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo 3 – giữ chân của con sạch sẽ

Rửa chân cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước. Lau thật khô, đặc biệt là giữa các ngón chân, để da không bị ẩm.

Khi con bạn bắt đầu biết đi

Hầu hết trẻ em bắt đầu tập đi khi được 8 đến 18 tháng tuổi. Một số bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và cảm xúc cho bước đầu tiên đó, nhưng đừng vội vã – chân và bàn chân phát triển tốt nhất khi trẻ tự tập đi. Bạn không cần hỗ trợ bé tập đi. Và thực sự có thể khiến trẻ khó học cách đi bộ hơn.
Khi bắt đầu tập đi, trẻ có xu hướng đi bằng ngón chân của mình. Điều này khá phổ biến.
Bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ hoặc y tá sức khỏe cộng đồng nếu con bạn có bất kỳ hiển hiện nào sau đây:
  • ngón chân toè ra rất nhiều
  • một chân quay vào hoặc ra nhiều hơn chân kia
  • Sau 18 tháng mà chưa tập đi.

Bạn cũng nên xin tư vấn y tế nếu con bạn đã đi tốt. Nhưng sau đó bắt đầu khập khiễng, lạch bạch hoặc từ chối đi bộ.

Hầu hết trẻ em đều vận động một cách tự nhiên. Hãy để con đi với tốc độ của riêng mình, và cho bé đi quãng đường đủ dài để không bị mệt. Nếu con kêu đau chân, có thể con đã đi bộ đủ nhiều trong ngày hôm đó. Tuy nhiên, nếu lần nào đi bộ mà con cũng kêu đau chân, bạn nên cho bé đi kiểm tra.

Chọn đôi giày phù hợp

Mục đích chính của giày là bảo vệ đôi chân. Một em bé chưa biết đi thì không cần giày. Ngay cả trẻ chập chững biết đi thường không cần đi giày nếu di chuyển trong nhà.
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc bàn chân bé

Khi con bạn bắt đầu bước ra ngoài, trẻ sẽ cần giày để bảo vệ đôi chân của mình. Giày không phù hợp sẽ khiến bàn chân bị dị dạng. Vì vậy đầu tiên bạn phải đảm bảo đôi giày vừa vặn cho bé.
Dưới đây là một số gợi ý để đảm bảo con của bạn có đôi giày phù hợp:
  • Giày cần phải có chiều dài, chiều rộng và chiều sâu phù hợp. Để đảm bảo kích thước phù hợp, bạn nên đo chân con mỗi lần mua giày.
  • Giày phải nhẹ, linh hoạt và vừa vặn một cách an toàn trên bàn chân. Chọn đôi giày với dây buộc sẽ giữ gót chân ở đúng vị trí và chống trượt chân về phía trước.
  • Cạnh bên trong của giày phải càng thẳng càng tốt. Khoảng rộng phía ngón chân của giày phải thoải mái cho tất cả các ngón chân của bé. Tránh giày có mũi nhọn.
  • Gót giày phải chắc chắn. Không nên quá cao, vì bàn chân có thể trượt về phía trước. Gây chuột rút các ngón chân.
  • Để giày không quá dày và phải mềm mại chống trơn trượt, gây vấp ngã.

Tránh giày làm từ vật liệu tổng hợp. Bởi vì chân trẻ em hay đổ mồ hôi và cần thông thoáng.

Trẻ em không biết kêu vì giày chật. Vì vậy bạn nên kiểm tra thường xuyên rằng giày của con còn phù hợp không. Hãy chắc chắn rằng có một không gian 1cm giữa ngón chân dài nhất và mũi giày. Nếu không, bạn hãy sắm cho con một đôi giày mới.
Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh