Khoa học chứng minh: Cha mẹ của những đứa trẻ thành công đều có những đặc điểm này!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình học giỏi ở trường, tránh xa rắc rối và làm được những điều tuyệt vời khi trưởng thành. Không có  một công thức định sẵn nào cho việc nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công, tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học cha mẹ của trẻ thành công lại có một số điểm chung sau đây:

Cha mẹ của trẻ thành công đều có 13 điểm chung này:

  1. Cho con làm việc nhà

"Nếu trẻ không rửa bát chén, điều đó có nghĩa là phải có ai đó đang làm việc này giúp chúng", Julie Lythcott-Haims, cựu Trưởng khoa Sinh viên năm nhất tại Đại học Stanford và là tác giả của cuốn 'Làm sao để con trưởng thành' nói trong sự kiện TED Talks Live.

Lythcott-Haims tin rằng những đứa trẻ biết làm việc nhà sẽ trở thành những người dễ hợp tác và biết đồng cảm hơn trong tương lai, vì chúng hiểu rõ khi thấy ai đó đang gặp khó khăn và có thể tự mình làm được nhiều việc.
Cô dựa trên nghiên cứu của Harvard Grant, nghiên cứu dài nhất từng được thực hiện.
"Bằng cách để trẻ làm các việc vặt như đổ rác, tự giặt quần áo, trẻ sẽ nhận thức được rằng những việc này là một phần tất yếu của cuộc sống mà chúng phải tự tay làm", cô nói với Tech Insider.

  1. Dạy con các kỹ năng xã hội

Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania và Đại học Duke đã theo dõi hơn 700 trẻ em trên khắp Hoa Kỳ ở độ tuổi mẫu giáo tới khi chúng 25 tuổi. Họ đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa các kỹ năng xã hội khi còn là trẻ mẫu giáo và thành công của chúng khi trưởng thành hai thập kỷ sau đó.

Nghiên cứu kéo dài 20 năm cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng xã hội có thể hợp tác với bạn bè mà không cần nhắc nhở. Trẻ biết giúp đỡ người khác, hiểu cảm xúc và có thể tự mình giải quyết vấn đề, dễ dàng có được tấm bằng đại học và ở tuổi 25 chúng đã có công việc ổn định hơn những người có kỹ năng xã hội hạn chế.

Những người có kỹ năng xã hội hạn chế có tỷ lệ phạm pháp, nghiện rượu và phải ở nhà ở xã hội nhiều hơn.

Tại một cuộc họp báo, Kristin Schubert, giám đốc chương trình tại Quỹ Robert Wood Johnson, nơi tài trợ cho nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu này cho thấy rằng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc là một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm để chuẩn bị một tương lai tốt đẹp cho con mình".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Ngay từ khi còn nhỏ, những kỹ năng này có thể xác định liệu một đứa trẻ sau này sẽ học đại học hay ngồi tù, hay liệu chúng có việc làm hay nghiện ngập không."

  1. Cha mẹ của trẻ thành công thường đặt kỳ vọng cao ở con

Dụa trên dữ liệu từ một cuộc khảo sát cấp quốc gia với 6.600 trẻ em sinh năm 2001, giáo sư Neal Halfon của Đại học California tại Los Angeles và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng những kỳ vọng mà cha mẹ dành cho con cái có ảnh hưởng rất lớn đến việc đạt được chúng hay không.

"Những bậc phụ huynh mong muốn con mình học đại học trong tương lai dường như hướng được con mình tới mục tiêu đó bất kể thu nhập và tài sản của họ có đáp ứng được hay không," ông nói.

Phát hiện này được đưa ra sau khi tiến hành các cuộc điều tra tiêu chuẩn: 57% trẻ em không cố gắng hết sức mình khi cha mẹ chúng chỉ mong muốn con họ học cao đẳng, trong khi 96% trẻ cố gắng hơn để được vào đại học như kỳ vọng của cha mẹ chúng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều này phù hợp với một phát hiện tâm lý khác: hiệu ứng Pygmalion, cho thấy rằng "những gì một người mong đợi ở người khác có thể được coi như một lời tiên tri tất phải hoàn thành."

  1. Cha mẹ hòa hợp trong hôn nhân

Theo một nghiên cứu của Đại học Illinois, trẻ em trong các gia đình có xung đột cao, dù chưa hay đã ly dị, có cuộc sống bất hạnh hơn so với con cái của những gia đình có cha mẹ hòa hợp.

Giáo sư Robert Hughes, Jr., trưởng Khoa Phát triển Con người và Cộng đồng tại Đại học Illinois cũng lưu ý rằng một số nghiên cứu đã cho thấy trẻ em trong các gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân không bao giờ xảy ra xung đột sống tốt hơn con cái trong các gia đình có cả cha lẫn mẹ nhưng thường xuyên mâu thuẫn.

Xung đột giữa cha mẹ trước khi ly hôn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, trong khi xung đột sau ly hôn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự điều tiết cuộc sống của con cái họ, Hughes nói.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong khi một nghiên cứu khác trên 20 người có cha mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ cho thấy họ vẫn cảm thấy đau khổ về việc ly hôn của cha mẹ cho đến hàng chục năm sau đó. Những đứa trẻ chứng kiến xung đột giữa cha và mẹ chúng thường có cảm giác mất mát và hối tiếc.

  1. Có trình độ học vấn cao

Một nghiên cứu năm 2014 do nhà tâm lý học của Đại học Michigan, Sandra Tang cho thấy những bà mẹ học xong trung học hay đại học có nhiều khả năng nuôi dạy những đứa trẻ có tương lại học vấn tương tự như mẹ của mình.

Quan sát và theo dõi hơn 14.000 trẻ học tại trường mẫu giáo từ năm 1998 đến năm 2007, các nhà nghiên cứu phát hiện những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ tuổi teen (19 tuổi hoặc nhỏ hơn) cũng có xu hướng chỉ học xong trung học hoặc ít vào đại học hơn so với các bạn bè khác của chúng.

Trong một nghiên cứu lâu năm năm 2009 trên 856 người ở New York, nhà tâm lý học của Đại học bang Bowling Green Eric Dubow đã phát hiện ra rằng "trình độ học vấn của cha mẹ khi đứa trẻ 8 tuổi dự đoán đáng kể trình độ học vấn và nghề nghiệp cho đứa trẻ 40 năm sau."

  1. Cho trẻ học toán sớm

Một phân tích tổng hợp năm 2007 trên 35.000 trẻ mẫu giáo trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Anh đã phát hiện ra rằng việc phát triển các kỹ năng toán học sớm có thể là một lợi thế rất lớn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Việc cho trẻ học toán sớm - bắt đầu với kiến ​​thức về số đếm, số thứ tự và các khái niệm toán học căn bản khác là rất quan trọng", đồng tác giả và nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern, Greg Duncan phát biểu trong một cuộc họp báo. "Nắm vững các kỹ năng toán học sớm dự đoán không chỉ thành tích toán học trong tương lai, mà còn dự đoán khả năng đọc của trẻ."

  1. Cha mẹ quan tâm tới trẻ

Một nghiên cứu năm 2014 trên 243 người sinh ra trong hoàn cảnh không khá giả cho thấy những đứa trẻ nhận được "sự chăm sóc đầy đủ" trong ba năm đầu đời không chỉ hoàn thành các bài kiểm tra khi còn đi học tốt hơn, mà còn có các mối quan hệ lành mạnh hơn và đạt được thành tích học tập cao hơn ở độ tuổi 30.

Trên PsyBlog, một báo cáo cho thấy các bậc cha mẹ là những người rất nhanh nhạy trong việc "phản ứng với các tín hiệu của trẻ một cách kịp thời và phù hợp" và cho con một "nền tảng an toàn" cho trẻ khám phá thế giới.

"Điều này cho thấy rằng cha mẹ nên đầu tư vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái từ sớm để có thể đạt được lợi ích lâu dài cho cuộc sống của con cái cũng như của họ sau này", Giảng viên và nhà tâm lý học của Đại học Minnesota, Lee Raby cho biết.

  1. Cha mẹ của trẻ thành công là những người ít căng thẳng

Theo nghiên cứu gần đây được trích dẫn bởi Brigid Schulte tại The Washington Post, số giờ mà các bà mẹ dành cho trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 11 có thể một phần dự đoán được thái độ sống hay thành tích sau này của trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con có thể gây tác dụng ngược.

"Các bà mẹ hay gặp căng thẳng do phải loay hoay với công việc và cố gắng tìm thời gian với con cái, có thể ảnh hưởng xấu đến con cái họ", đồng tác giả nghiên cứu và nhà xã hội học của Đại học bang Bowling Green Kei Nomaguchi phát biểu trên The Post.

Đây là hiện tượng tâm lý khiến mọi người "bị lây" cảm xúc từ nhau giống như chứng cảm lạnh vậy. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn ở gần một người hạnh phúc, niềm hạnh phúc đó cũng sẽ ảnh hường tới bạn; còn nếu ở gần một người đang buồn, sự ảm đạm đó cũng sẽ ảnh hưởng tới bạn. Vì vậy, nếu cha mẹ đang buồn bực hoặc thất vọng, trạng thái cảm xúc đó có thể truyển sang cho trẻ.

  1. Coi trọng nỗ lực hơn thành quả

Trong nhiều thập kỷ, nhà tâm lý học của Đại học Stanford Carol Dweck đã phát hiện ra rằng trẻ em (và cả người lớn) nghĩ về thành công theo một trong hai cách.

Một là "tư duy cố định" cho rằng tính cách, trí thông minh và khả năng sáng tạo là những yếu tố mà chúng ta không thể thay đổi và thành công là sự khẳng định trí thông minh vốn có. Người có tư duy này sẽ luôn phấn đấu để thành công và tránh thất bại bằng mọi giá để duy trì cảm giác đó.

Mặt khác là "tư duy tăng trưởng" - coi thất bại không phải là bằng chứng của sự thiếu thông minh. Đó là bàn đạp cho sự phát triển khả năng của con người và là bước đệm của thành công.

Cốt lõi là sự khác biệt trong cách nghĩ: ý chí ảnh hưởng đến khả năng, và nó có tác động mạnh mẽ đến trẻ. Nếu những đứa trẻ được đánh giá thành công vì trí thông minh bẩm sinh của chúng, điều này tạo ra một tư duy "cố định". Nhưng nếu trẻ thành công vì nỗ lực, điều đó đại diện cho một tư duy "phát triển".

  1. Các bà mẹ có công việc bên ngoài

Theo nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard, có những lợi ích đáng kể cho trẻ lớn lên trong gia đình mà mẹ của chúng làm việc bên ngoài thay vì ở nhà nội trợ.

Nghiên cứu cho thấy con gái của các bà mẹ này có thể tiến xa hơn trên con đường học vấn hơn, có nhiều khả năng có một công việc trong vai trò giám sát và kiếm được nhiều tiền hơn - nhiều hơn 23% so với các bạn cùng lứa được nuôi dưỡng bởi các bà mẹ chỉ làm nội trợ ở nhà.

Con trai của các bà mẹ đi làm bên ngoài cũng có xu hướng tham gia nhiều hơn vào các công việc gia đình và chăm sóc con cái, nghiên cứu cho thấy - họ dành tới bảy giờ rưỡi cho việc chăm sóc con cái và 25 phút làm việc nhà mỗi tuần.

"Lối sống kiểu mẫu là một cách cho thấy những gì phù hợp về cách bạn cư xử, những gì bạn làm, các hoạt động bạn tham gia và những gì bạn tin tưởng", tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư của Trường Kinh doanh Harvard, Kathleen L. McGinn, phát biểu trên Business Insider.

  1. Có tình trạng kinh tế xã hội tốt hơn

Theo nhà nghiên cứu Sean Reardon của Đại học Stanford, khi nghiên cứu trên những trẻ sinh năm 2001 và những trẻ sinh ra 25 năm trước đó, khoảng cách thành tích giữa những đứa trẻ ở các gia đình có thu nhập cao và thu nhập thấp "chênh lệch khoảng 30% đến 40%"

Như Dan Pink, tác giả của "Drive" đã lưu ý, thu nhập của cha mẹ càng cao, điểm SAT cho trẻ em càng cao.

12. Cha mẹ của trẻ thành công dạy con kiểu "thấu hiểu" hơn là "nuông chiều" hay "độc đoán"

Phát biểu lần đầu tiên vào những năm 1960, tại Đại học California, nhà tâm lý học phát triển Berkeley, Diana Baumride, cho rằng cách nuôi dạy con cái về cơ bản được phân ra làm 3 loại:

Nuông chiều, dễ dãi: Cha mẹ cố gắng không trừng phạt và chấp nhận đứa trẻ

Độc đoán: Cha mẹ cố gắng định hình và kiểm soát trẻ dựa trên một tiêu chuẩn ứng xử đã định sẵn

Có uy quyền nhưng thấu hiểu: Cha mẹ cố gắng định hướng con một cách hợp lý

Lý tưởng nhất là có uy quyền nhưng thấu hiểu con. Đứa trẻ lớn lên với sự tôn trọng, nhưng không cảm thấy bị bóp nghẹt bởi nó.

13: Dạy con theo phương pháp 'grit'

Vào năm 2013, nhà tâm lý học Angela Duckworth của Đại học Pennsylvania đã giành được giải thưởng MacArthur vì đã phát hiện ra một phương pháp thúc đẩy thành công được gọi là grit ( kiên trì ắt thành công).

Nghiên cứu của cô dựa trên mối tương quan với trình độ học vấn, điểm trung bình của các sinh viên đại học Ivy League, duy trì các học viên West Point và xếp hạng trong Spelling Bee quốc gia Hoa Kỳ, được định nghĩa là "xu hướng duy trì sự quan tâm và nỗ lực hướng tới các mục tiêu dài hạn",

Đó là phương pháp dạy trẻ tưởng tượng và cam kết về một tương lai mà chúng muốn sẽ tạo ra.

Dịch từ trang independent.co.uk

Theo: The Asianparent

Xem thêm các bài viết khác:

Làm thế nào để nâng cao EQ cho con? Yếu tố này quyết định thế nào tới thành công của con sau này?

Tìm hiểu bí quyết nuôi dạy con nên người từ một gia đình Mỹ có 12 người con

Nguyên tắc nuôi dạy con lạ lẫm của người nổi tiếng

 

Bài viết của

Mecoca