Câu chuyện đầy kinh hoàng của một người mẹ có con bị bỏng nước sôi

“Tôi hoàn toàn khiếp sợ khi thấy da của con bắt đầu bong ra ở nơi bị bỏng. Lúc đó bé thực sự hoảng loạn vì quá đau đớn.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngày hôm ấy cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác. Vào ngày thứ năm, 24 tháng 11, Mahima Jaggi đang gấp đồ trong phòng ngủ khi con trai Armaan, 1 tuổi, vẫn đang chạy quanh nhà như thường lệ.

Khi cô giúp việc vừa đặt tách trà xanh nóng hổi ở trên chiếc bàn ngay cạnh giường, thì một chuyện đầy kinh hoàng xảy ra.

Bé trai bị phỏng nặng

Armaan có vẻ thích thú và tò mò về tách trà nóng, và nhón chân lên để với lấy nó. Mahima kể lại trong kinh sợ: “Tôi không nghĩ bé với tới tách trà. Nước sôi trong ly lập tức đổ lên vai trái, phần dưới của cánh tay và bụng của bé. Rồi bé bắt đầu trượt chân trên vũng nước. Tạ ơn Chúa là tôi đã kịp giữ bé lại trước khi mặt bé đập xuống đất.”

Lúc này, bé đang vùng vẫy trong đau đớn.

“Tôi lập tức đưa con đến phòng kế bên và cởi đồ của bé ra. Cảnh tượng trông thật kinh hãi; da của bé bắt đầu tróc ra ở những nơi bị bỏng, còn bé thì gào thét trong đau đớn.”

Cuống cuồng đưa bé đến bệnh viện

“Chồng tôi vừa đáp xuống sân bay lúc đó và đang trên đường về nhà. Tôi quyết định nhanh chóng đưa Armaan tới Bệnh viện Tổng quát Changi, cách nhà tầm 5 phút. Tôi cũng gọi điện bảo chồng gặp mình tại bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi các bác sĩ nhìn thấy tình trạng của Armaan, họ lập tức bỏ qua khâu đăng kí giấy tờ và đưa bé vào chữa trị. Các bác sĩ bắt đầu rửa sạch vết thương của bé bằng dung dịch, nhưng không dùng một loại thuốc giảm đau nào cả. Khi chồng tôi đến nơi, anh được yêu cầu phải chờ ở ngoài và hoàn tất thủ tục nhập viện trước khi các bác sĩ có thể cho bé thuốc giảm đau.

Sau khi hoàn tất thủ tục, các bác sĩ bắt đầu cho bé thuốc giảm đau, nhưng cũng chẳng hề hấn gì. Bé vẫn rất đau đớn và cơ thể bé bắt đầu co giật. Các bác sĩ chụp hình bé lại và gửi đến các chuyên gia ở những bệnh viện khác để xem những bước điều trị tiếp theo là gì.

Nghĩ lại về những vết thương của bé, tôi vẫn cảm thấy rất kinh sợ. Các bác sĩ cho bé thêm thuốc giảm đau thông qua một cái ống ở mũi, và bé bắt đầu thiếp đi. Khi chồng tôi được phép vào thăm con, anh ngẩn người ra khi thấy con mình trong tình trạng như vậy. Các bác sĩ vẫn chưa biết nên làm gì tiếp theo. Cuối cùng, họ chuyển chúng tôi đến bệnh viện KK, vì bản thân họ cũng không phải là chuyên gia trong các ca phỏng hoặc nhi khoa.”

Chuyển đến bệnh viện khác

“Các bác sĩ chuyển tôi và con đến bệnh viện KK bằng xe cấp cứu. Khi chúng tôi vừa đến nơi, các bác sĩ ở đấy đã sẵn sàng tiếp đón. Lúc này con tôi đã dần tỉnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bác sĩ tại bệnh viện KK nhận định rằng vết bỏng của cháu nằm ở cấp độ 2 và chuyển chúng tối đến một phòng khác và bắt đầu đắp gạc băng lên người của con. Họ đảm bảo rằng cháu sẽ ổn trong vòng vài tuần sau. Cảnh tượng thật đau lòng; tôi phải giúp giữ con lại trong khi các bác sĩ cắt bỏ đi phần da thừa và đắp băng cho con. Bé trông rất đau đớn và hoảng sợ.

Cuối cùng các bác sĩ cũng đã quấn băng chặt lên các vết bỏng và cho bé về nhà cùng với vài toa thuốc giảm đau. Họ cũng cho chúng tôi một buổi hẹn với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ vào hôm sau. Tôi được dặn là phải cho con uống nước đầy đủ, vì hơi nước trong cơ thể có thể bị thoát ra khỏi các vết thương hở, dẫn đến thiếu nước và nhiễm trùng.

Tôi rất may mắn rằng ít ra con mình vẫn đang uống sữa mẹ; bé chẳng chịu ăn gì, và cũng không chịu uống nước. Armaan và tôi chẳng hề ngủ cả buổi tối. Bé bám chặt vào tôi cả đêm vì đã rất hoảng sợ.”

Tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Ngày hôm sau chúng tôi đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện KK. Họ cho chúng tôi morphine và paracetamol và dặn chúng tôi chờ 45’ cho thuốc ngấm vào. Và bước khó khăn nhất bắt đầu từ đây.

Các y tá mang bé vào khu vực tắm rửa để cạo các vết thương và giúp máu lưu thông. Việc này là để giúp họ xem xét về độ sâu của vết thương và tìm cách chữa trị. Chồng tôi đủ can đảm để ở lại bên trong, còn tôi thì không tài nào chịu nổi những tiếng hét của con.

Tôi bước ra ngoài và hoàn toàn suy sụp khi nghe những tiếng hét của con bên trong.

Không thể tiến hành phẫu thuật

“Vị bác sĩ bước vào và kiểm tra vết thương của bé. Bác sĩ bảo rằng đấy là bỏng cấp độ 2, và hầu hết mọi nơi đều trông có thể hồi phục được, trừ một mảng ở vai bị bỏng rất nặng và có lẽ sẽ cần được ghép da nếu chỗ này không phục hồi trong vài lần thay băng tới.

Tim tôi chùng xuống và cảm thấy choáng váng khi nghe tin. Tôi không thể nào mường tượng ra việc con mình phải trải qua các ca phẫu thuật ghép da. Việc ghép da nói nôm na là phẫu thuật cắt bỏ phần da ở đùi và đắp lên vết thương ở vai, để lại sẹo ở cả 2 nơi. Bé cũng sẽ phải đi vật lý trị liệu để đảm bảo linh động ở các vùng da này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tôi cảm thấy hoàn toàn hoảng loạn và sợ hãi. Bác sĩ còn dặn là sự hồi phục của bé trong tuần đầu tiên sau khi bị phỏng là quan trọng nhất, và bé phải tránh nhiễm trùng và uống đầy đủ nước trong thời gian này.

Bác sĩ cũng bảo rằng họ đã bỏ vào các miếng băng gạc một loại kem đặc biệt để giúp kich thích các tế bào da hồi phục nhanh chóng.”

“Không lâu sau đó, tôi tham khảo một vị bác sĩ chuyên về liệu pháp vi lượng đồng căn (liệu pháp dựa trên ý tưởng cơ thể có thể tự chữa lành bản thân mình) ở Singapore, vì tôi cũng tin tưởng vào liệu pháp này. Cô ta cho bé uống thuốc, và khuyên tôi rằng bé sẽ ổn và không cần phải trải qua ghép da.

Bác sĩ gia đình của tôi lúc sau đã giới thiệu tôi đến một vị bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khác ở Mount Elizabeth cho những buổi thay băng tiếp theo. Chúng tôi thực sự hài lòng với sự chăm sóc và chữa trị của ông ta.”

Chữa trị sau khi bị phỏng là cực quan trọng

“Tôi đã làm mọi việc thật kĩ lưỡng để đảm bảo con mình luôn đủ nước. Tôi ôm bé mọi lúc bé muốn để cho bé cảm giác an toàn sau khi trải qua một trải nghiệm kinh hoàng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tôi cho bé ăn thật nhiều rau củ quả và protein vì bác sĩ dặn rằng ta cần phải bù đắp cho lượng hơi nước đã thoát qua các vết bỏng. Tôi cũng bồi bổ cho bản thân mình thật nhiều, vì khẩu phần chính của bé đến từ sữa mẹ.

Dù các vết thương được bao bọc bởi băng gạc, tôi luôn đảm bảo rằng không một giọt nước lọt vào, vì sự ẩm mốc có thể gây ra nhiễm trùng và các khó khăn khác trong quá trình hồi phục của bé.

Tôi cũng hạn chế cho trẻ tiêp xúc với các bé khác vì các cháu có thể vô tình đẩy bé và làm tổn hại đến vết thương.

Tôi cũng đọc và tham khảo về nhiều loại phỏng, và các việc nên và không nên làm. Tôi đọc blog và câu chuyện của các nạn nhân phỏng để xem họ đã làm gì để vượt qua. Cũng từ đây mà tôi học được rằng tôi nên rửa các vết thương qua nước sạch trong vòng 10 phút.

Những giờ phút căng thẳng

“Vào ngày thứ 2, khi vị bác sĩ phẩu thuật thẩm mỹ mới tháo băng, tôi đã mém ngất xỉu khi các vết thương của bé trông rất đỏ và nghiêm trọng. Nhưng điều này lại là dấu hiệu tốt vì nó là dấu hiệu của các mạch máu đã được hình thành trở lại và các tế bào da đang hồi phục nhanh.

Sau cùng, vị bác sĩ báo rằng vết bỏng sẽ không hề cần cấy ghép da. Sau khi xem xét vết thương từ buổi đầu tiên, bác sĩ đã rất ngạc nhiên về quá trình hồi phục nhanh của bé.

Lời nói của bác sĩ làm tôi thở phào nhẹ nhõm, và đêm đấy tôi đã có thể yên tâm mà ngủ.”

Khi mọi chuyện trở về bình thường

“Ngày qua ngày, vết thương dần hồi phục và tôi vẫn tuân thủ liệu pháp vi lượng đồng căn, cho con bú sữa mẹ và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Con tôi đi thay băng tổng cộng 8 lần, và mỗi lần đều dễ dàng hơn lần trước. Một khi các miếng băng dán đã được tháo ra hết, tôi thoa dầu dừa lên các vết thương sau khi cho con tắm vào buổi sáng và kem trị liệu tên “Cantharis” sau khi con tắm vào buổi tối để giúp quá trình phục hồi vết thương.

Lớp da đang hồi phục một cách hoàn hảo – phần da đều và mịn. Cũng có một phần màu da trở nên nhợt nhạt, nhưng nó cũng đang trở về bình thường và bác sĩ bảo tôi rằng sẽ mất 6 tháng để con hoàn toàn bình phục.”

Người mẹ này có kinh nghiệm gì rút ra sau khi con mình bị phỏng nặng? Hãy tìm hiểu thêm ở trang tiếp theo…

Lời khuyên cho các cha mẹ khác

Sau khi trải qua câu chuyện kinh hoàng, Mahima có vài lời khuyên cho các cha mẹ khác:

  • Cố gắng hết sức có thể để bảo vệ bản thân và con mình. Những việc làm nhỏ nhất có thể phòng ngừa những hiểm họa lớn. Chú ý để nước sôi xa tầm tay của trẻ. Để nuóc sôi ở một độ cao và khoảng cách an toàn. Đừng để trẻ con trong nhà bếp khi đang có lửa hoặc các dụng cụ nấu ăn bằng điện.
  • Cuối cùng, nếu như thảm họa trên có xảy ra thật với bạn hoặc người thân, hãy nhớ rằng:
  1. Cởi bỏ hết quần áo
  2. Rửa vết thương dưới nước lạnh trong 10 phút. TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRƯỜM ĐÁ, vì việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm vết phỏng có thể bị thương nặng hơn vì các mô da gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi.
  3. Nhanh chóng đến bệnh viện có khoa chuyên phỏng.
  4. Tôi sẽ khuyên các bạn áp dụng liệu pháp vi lượng đồng căn sau khi đến bệnh viện, vì liệu pháp này rất hiệu quả với việc phục hồi vết bỏng và các vấn đề về da nói chung.
  5. Giữ các miếng gạc băng khô ráo để tránh nhiễm trùng.
  6. Về việc chăm sóc sau khi phỏng, bồi bổ cơ thể với các loại dinh dưỡng từ rau củ quả và các loại hạt. Đồng thời, ta phải giữ cho cơ thể trẻ đủ nước từ các nguồn như nước sạch, súp, nước trái cây và sữa. Việc này sẽ phòng ngừa chuyện cơ thể mất nước.
  7. Thoa dầu dừa lên vết thương sau khi đã tháo băng, vì điều này giúp các mô da phục hồi.
  • Tôi không quá chắc về việc sữa mẹ giúp ích thế nào đến quá trình hồi phục, nhưng sữa mẹ không chỉ giúp con uống đủ nước và dinh dưỡng khi con không chịu ăn gì, mà còn giúp con cảm thấy an toàn.
  • Không nên trách mắng bản thân. Tôi cảm thấy hoàn toàn có lỗi khi sự việc xảy ra trong lúc có mặt mình ở đấy. Cảm giác này còn tồi tệ hơn khi thấy con mình đau đớn trong bệnh viện. Nhưng tôi học cách tha thứ bản thân, và tập trung toàn bộ năng lượng và sức lực vào việc giúp con phục hồi.

Những vết thương như phỏng cần rất nhiều thời gian để hồi phục. Đồng thời, việc giúp con hồi phục cũng sẽ tốn rất nhiều sức lực, về tinh thần lẫn thể xác. Bởi vậy hãy cố gắng giữ bản thân khỏe mạnh vì bạn chính là nguồn hỗ trợ duy nhất trong quá trình phục hồi của trẻ.

Có một thời gian tôi đã nghĩ rằng chuyện này “thực sự là ác mộng” và là một “thảm họa”. Tuy nhiên, khi nhận ra tuần đầu tiên trong việc phục hồi là quan trọng như thế nào đối với con mình, tôi nhanh chóng đứng dậy và tập trung hết sức lực vào mọi việc cần làm để giúp con hồi phục.

Câu chuyện được chia sẻ bởi Mahima Jaggi, hiện là mẹ của 2 bé. Mahima hi vọng rằng bằng cách này cô có thể chia sẻ cho các mẹ khác về các phòng tránh và xử lý những tai họa như vậy. Chúng tôi hi vọng em Armaan đang phục hồi nhanh chóng và sớm vui vẻ trở lại. Chúng tôi chúc gia đình sức khỏe và hạnh phúc.

 

Nếu bạn có kinh nghiệm muốn chia sẻ, câu hỏi hoặc bình luận về vấn đề, xin hãy chia sẻ ở Hộp ý kiến ở dưới. Like trang Facebook  để có những thông tin mới nhất từ vn.theAsianparent.com

Bài viết của

Michelle Le