Bé 41 tháng tuổi liệu có đang phát triển đúng hướng?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ đặt ra cho con mình. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bên dưới.
Phát triển thể chất
Đáng mừng là, ở thời điểm này, các bạn nhỏ đã nhanh nhẹn hơn khá nhiều. Chúng đã bộc lộ những kĩ năng về thể chất vượt trội hơn so với giai đoạn trước. Bố mẹ sẽ thấy con mình vui vẻ nhất là khi chúng được chạy nhảy, vận động. Ví dụ như:
- Có thể đi lên và xuống cầu thang mỗi bậc 1 nhịp chân
- Con có thể đá, ném và bắt bóng thuần thục
- Đi tiến và lùi dễ dàng, lại còn leo trèo rất giỏi nữa
- Con có thể nhảy lò cò, hoặc đứng bằng một chân trong 5 giây
- Hầu hết trẻ ở độ tuổi này đều có thể đi xe đạp ba bánh tự tin hơn rất nhiều lần
- Trẻ có thể cúi mình về phía trước mà không bị ngã
- Có thể vặn nắp lọ rất giỏi
- Con cũng có thể vặn các núm như núm cửa.
Một số lời khuyên
- Bố mẹ và con cùng chơi trò chơi “Đoán đồ vật”(I Spy)
- Nếu gia đình không có điều kiện ra ngoài chơi, hãy chơi trốn tìm trong nhà cũng là một ý kiến không tồi
- Dành cho việc luyện tay và các ngón tay thật linh hoạt, hãy động viên con vẽ hàng ngày
- Hãy bố trí một bể bơi nhỏ bằng phao để con có thể chơi đùa, đây là cách vận động tay và chân của trẻ
- Cố gắng giới thiệu thật nhiều trò chơi vận động mới cho trẻ và khuyến khích con tham gia.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Có một vài trường hợp khá hiếm, một số trẻ không thể chạy nhảy hay vận động linh hoạt như những đứa trẻ cùng tuổi khác. Một vài vấn đề có thể xảy ra như rối loạn hệ thần kinh hoặc thậm chí là những bệnh như bại liệt.
Lúc đó, việc bố mẹ cần làm nhất là đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tư vấn về sức khoẻ của con.
Phát triển nhận thức
Trong giai đoạn này, kĩ năng nhận biết của trẻ phát triển rất nhanh chóng. Có nghĩa là, trẻ có thể phân biệt được chữ số và chữ cái khá tốt. Ngoài ra, trẻ còn phát triển ở một vài điểm sau đây:
- Trẻ có thể lật dở sách dễ dàng, chơi xếp hình và vẽ các hình đơn giản như hình tròn, hình tam giác lên giấy
- Phân biệt hình dạng của chữ và số cũng như của đồ vật rất nhanh
- Biết thế nào là giống và khác nhau của các đồ vật xung quanh mình
- Trẻ còn có khả năng ghi nhớ rất giỏi.
Bố mẹ hãy luôn chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi như:”Sao trời lại màu xanh?””Mẹ ơi, sao con chó và con mèo lại có đuổi?”. hay như “Bố ơi vì sao con chim lại có cái mỏ?”…cộng thêm hàng vạn câu hỏi vì sao nữa..
Một số lời khuyên
- Hãy thêm vào các trò chơi của trẻ một vài chữ số, vài chữ cái hoặc các câu đố, việc này sẽ giúp trẻ học tập ngay cả trong lúc chơi
- Cùng con đếm thật to
- Khuyến khích trẻ đọc sách bằng việc chuẩn bị các cuốn sách với những bức tranh tươi sáng và những mẩu chuyện đơn giản.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Có thể những dấu hiệu này chưa rõ ràng nhưng hãy kết hợp việc quan sát các hành vi của trẻ. Nếu thấy trẻ không có tiến bộ rõ rệt. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhé!
Phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội
Thông thường, một đứa trẻ 41 tháng tuổi đang bắt nhịp làm quen với trường mầm non. Vì vậy, trẻ sẽ phát triển kĩ năng giao tiếp rất nhanh chóng. Bạn nhận ra rằng, nhóc tỳ của mình rất thoải mái trong việc tương tác với người khác.
Thực tế, trẻ rất cởi mở khi chơi và nói chuyện cùng những đứa trẻ cùng tuổi.
Sự phát triển này còn thể hiện ở những điều dưới đây:
- 41 tháng tuổi, trẻ có thể tự mình vẽ nên các câu chuyện vô cùng phong phú. Ở đó, trẻ luôn là trung tâm cùng tương tác với bạn bè của trẻ
- Trẻ cũng dễ rời xa vòng tay của bố mẹ hơn, vì chúng cần hoà nhập với trướng lớp mẫu giáo và bạn bè
- Trẻ có thể thể hiện cảm xúc của bản thân một cách chính xác, ví dụ như việc trẻ yêu thương ai đó.
Nhưng đừng chủ quan, trẻ ở tuổi này vẫn biết ăn vạ. Chúng thực dụng hơn và có thể không cho bạn động vào đồ chơi của chúng. Hoặc con không thích ai đó xía vào việc mà mình đang làm.
Một số lời khuyên
- Khuyến khích trẻ kết bạn thật nhiều thay vì chỉ chơi một mình. Mời những người bạn của trẻ đến một buổi dã ngoại và giúp chúng gắn kết với nhau ngay cả ở ngoài trường học
- Ở thời điểm này, trẻ có thể dễ dàng rời xa bố mẹ trong 1 khoảng thời gian ngắn
- Hãy đưa con đến trường để làm quen trước và giải thích cho con về sự thay đổi này. Khi đi lớp, hãy để con cầm theo một đồ chơi hoặc vật dụng nào đó mà con thích.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu trẻ không muốn chơi với bất cứ ai hay bất cứ trò chơi gì, hoặc đặc biệt khó gần với mọi thứ xung quanh. Hãy xin tư vấn từ bác sĩ tâm lý bố mẹ nhé!
Bé 41 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ và lời nói ra sao?
Ở độ tuổi lên ba, trẻ đã phát triển vốn từ vựng và kết hợp với những từ mới để nói được một câu dài hơn. Trẻ 41 tháng có thể làm những việc sau:
- Bạn sẽ nhận ra rằng con mình có thể nói 250 đến 500 từ một cách rõ ràng
- Trẻ có thể kể cho bạn rất nhiều câu chuyện vì sự phát triển nhanh chóng về mặt từ ngữ này.
- Trẻ biết cách sử dụng các đại từ nhân xưng và luôn thấy vui vẻ khi giới thiệu với bạn về tên và tuổi của chúng.
Một điều thú vị nữa chính là bạn sẽ nhận thấy rằng ngữ pháp của chúng đang được hoàn thiện. Đương nhiên trẻ vẫn có thể gặp vài vấn đề nhỏ về cách liên kết từ ngữ sao cho đúng. Tuy vậy, hãy luôn hào hứng với những câu chuyện mà trẻ kể cho bạn.
Một số lời khuyên
- Nếu con bạn khá trầm tính, hãy khuyến khích con nói chuyện bằng cách yêu cầu con hát bài hát mà mình thích nhất.
- Bạn cũng nên đọc thơ hoặc nếu ra các từ ngữ để trẻ nhắc lại. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này có thể khiến trẻ tự tin hơn trong lời nói của mình.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu trẻ không thể tự mình nói tên hay chảy dãi trong khi nói chuyện, bạn nên thấy lo lắng về điều này. Trẻ có thể gặp vấn đề khi không thể nói được 2-3 câu sử dụng nhiều hơn 3-4 từ. Nếu một người lạ không hiểu những gì trẻ nói, hoặc chúng cảm thấy e ngại khi nói chuyện. Hãy đến gặp bác sĩ.
Sức khỏe và dinh dưỡng của bé 41 tháng tuổi
Với 1 đứa trẻ 41 tháng tuổi, việc bắt đầu đi học mầm non sẽ giúp trẻ có khẩu vị phong phú hơn, tò mò hơn với các thức ăn mới.
Tốt nhất nên giới thiệu cho trẻ về 5 nhóm thức ăn nên có mặt trong bữa ăn của trẻ. Bao gồm: Ngũ cốc, Trái cây, Rau, Sữa, và Protein. Có thể chúng sẽ không ăn hết các thức ăn có trong khẩu phần ăn của mình. Tuy vậy, việc bố mẹ đưa ra nhiều lựa chọn cho con sẽ giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng dần dần.
Dưới đây là chi tiết năm nhóm thức ăn:
- Ngũ cốc: Có 2 dạng ngũ cốc – ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Đây là nguồn cung cấp vitamin B và trẻ mẫu giáo cần tối thiểu 141 gm ngũ cốc mỗi ngày;
- Trái cây: Hầu hết các loại trái cây là nguồn cung cấp kali, chất xơ và vitamin B và C. Tốt nhất ở giai đoạn này, trẻ mẫu giáo cần ít nhất một cốc rưỡi trái cây mỗi ngày;
- Rau: Chúng có nhiều chất xơ, vitamin B và C cũng như kali và chất chống oxy hóa. Lý tưởng nhất là một trẻ mẫu giáo cần một tách rau mỗi ngày. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách cho bé ăn các loại rau màu khác nhau trong suốt tuần;
- Sữa: Con bạn cần canxi cho sự phát triển của răng và xương và gì có thể thay cho SỮA. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn cho trẻ uống ít nhất 2-3 ly sữa mỗi ngày. Hoặc xen kẽ thêm sữa chua, phô mai;
- Chất đạm: Có thể tìm trong thịt gia cầm, trứng, hải sản và thậm chí cả đậu. Con cũng nhận được sắt, kẽm và vitamin B từ nó. Vì vậy, điều quan trọng là cung cấp cho con của bạn ít nhất 56 gram protein mỗi ngày.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Một số trẻ khá kén ăn, nhưng đừng để trẻ quen với viêc ăn quá ít. Trẻ có thể sẽ bị nhẹ cân so với tuổi (cân nặng trung bình ở tuổi này là từ 14-15kg).
Trẻ có thể bị một trong hai bệnh lý phổ biến nhất – trào ngược axit và táo bón. Một lý do khác có thể là kỹ năng vận động chậm. Những việc này bố mẹ nên trao đỏi với bác sĩ thật kĩ.
Hãy xin tư vấn về việc có hay không nên tiêm vắc xin cúm cho trẻ ở giai đoạn này.
Nguồn theAsianparent Singapore.