Bé 46 tháng tuổi lớn nhanh thật đấy! Thoắt cái mẹ đã thấy bé học được bao nhiêu điều mới, tự lập và hòa đồng hơn rất nhiều! Cha mẹ hãy xem gần tới ngưỡng 4 tuổi, bé đạt được những kỹ năng và ‘kỳ tích’ gì nhé.
- Phát triển thể chất
- Phát triển về nhận thức
- Phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Phát triển thể chất
Tuổi này bé đã rất vững vàng trong việc giữ cân bằng, bé có thể đứng một chân tới 5-10 giây, hoạt động chạy nhảy rất hoạt bát và tự tin.
Mẹ có thể khá an tâm với các vận động của con. Bây giờ bé đã có thể đi bộ và bước lên xuống cầu thang rất tự tin. Các trò chơi vận động với bóng giờ cũng là điều dễ ợt với bé
Với các trò chơi ném bóng bắt bóng, cha mẹ có thể nên giải thích cho con về các khớp tay, ngón tay cầm bóng ra sao để có thể cầm bóng to hoặc nâng lên cao….dễ dàng.
Chưa hết, các kỹ năng cắt dán của bé 46 tháng tuổi đã lên một tầm mới. Mẹ có thể chuẩn bị cho con các bảng hình cắt theo viền, hay cắt các hình phức tạp, khối hình người với các phần ghép lại…
Lời khuyên dành cho cha mẹ
- Giờ bố mẹ có thể khá an tâm khi con chơi đùa bên ngoài
- Nên bắt đầu dạy con những trò thể thao yêu cầu độ nhảy, kiễng, ném bóng với mục tiêu đã ngắm như bóng rổ, bóng chuyền
- Mẹ có thể đầu tư bảng màu vẽ hay hộp màu vẽ cho con phong phú hơn, nhưng đừng quên dạy con cách thu dọn và soát lại bút vẽ.
Khi nào cần gặp bác sỹ?
Cũng như những tháng trước, không có gì đáng lo ngại nếu bé chưa đạt được một vài kỹ năng nhỏ. Chỉ nên xin tư vấn bác sy nếu trẻ thực sự có những bệnh lý và dấu hiệu bất thường.
Phát triển về nhận thức
46 tháng tuổi trẻ đã có thể nhìn cầu vồng và đọc tên từng màu chuẩn xác!
Nên biết, trí nhớ của bé lúc này rất siêu phàm. Bố mẹ có thể hỏi con về những sự việc trong ngày với câu hỏi : ai – cái gì – tại sao và sẽ thực sự ngạc nhiên với trí nhớ siêu phàm của bé!
Con cũng định hình rất rõ về thời gian cũng như nhận biết sự giống nhau khác nhau.
Bố mẹ nên nói chuyện và để bé thể hiện ý kiến cá nhân nhiều hơn. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên với cách suy đoán và nhận xét rất khách quan của con đấy!
Lời khuyên dành cho cha mẹ
- Hãy khuyến khích các hoạt động hội họa của con để trí tưởng tượng của con được bay xa!
- Hãy giữ thói quen đọc sách cùng con trước khi ngủ và để bé chủ động hơn trong khi kể chuyện.
Khi nào cần gặp bác sỹ?
Nên cho bé 46 tháng tuổi đi gặp bác sỹ nếu thấy con thực sự không có niềm vui trong khi chơi đùa hoặc phải chia sẻ đồ chơi với bạn bè.
Phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội
Bé đã quen hơn với môi trường mẫu giáo và bạn bè cùng lớp. Bé biết định hình cảm xúc và hòa đồng hơn, vì tập thể hơn.
Bé sẽ thực sự tự lập hơn, không ỉ lại bố mẹ hoặc mè nheo nũng nịu.
Nhưng đặc biệt, bé có những người bạn trong trí tưởng tượng! Trí tưởng tượng của bé sẽ làm bố mẹ khá ngạc nhiên, cho đến đau đầu! Bé bắt đầu thích tò mò về những bộ phận cơ thể của mình. Mẹ sẽ phải đương đầu với cảnh Bé nghịch chim, phải làm sao?
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Ở tuổi này có thể đôi khi sẽ rất khó để phân biệt cho con đâu là thực tế và đâu là thế giới viễn tưởng. Và những câu hỏi của bé giờ đã trở nên hóc búa khó trả lời hơn! Nên tìm câu trả lời có tương đối đủ thông tin và cách giải thích đơn giản, có logic để đủ thỏa sự tò mò của bé!
Khi nào cần gặp bác sỹ?
Cần gặp bác sỹ nếu bé có biểu hiện làm ngơ với các bạn xung quanh, thờ ơ với mọi thứ và chối bỏ mọi công việc đơn giản bé đã có thể tự làm.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Bé rất thích trò chuyện. Các kỹ năng tường thuật, kể lại của bé đã dần sắc nét. Hãy lắng nghe và tích cực hỏi con những câu hỏi chi tiết hơn!
Để bé luyện tập nhiều hơn các âm đôi hoặc âm gió như th, gh, d…
Lời khuyên cho cha mẹ
- Ca nhạc và những clip để bé học theo sẽ là cách để con học tiếng nhanh nhất.
- Đừng quên cổ động con mỗi lần con “biển diễn”.
Khi nào cần gặp bác sỹ?
Nếu bé luôn lo lắng, nói không rõ chữ, không nói tròn câu hay liền mạch.
Theo theAsianparent Singapore.