Cẩm nang phát triển bé 5 tuổi để nuôi dạy con hiệu quả

Trong độ tuổi này, mặc dù cân nặng của bé sẽ tăng ít hơn so với tuổi chập chững những chiều cao của bé phát triển khá nhanh. Đây là thời điểm cha mẹ cần lưu ý về một chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp con phát triển thể chất tốt nhất, đặc biệt là về chiều cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cẩm nang phát triển dành cho bé 5 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này nên đạt các mốc phát triển thể chất và vận động; ngôn ngữ và giao tiếp; cảm xúc và xã hội; sức khỏe và dinh dưỡng như thế nào? Cha mẹ có thể tham khảo trong bài viết sau để có định hướng nuôi dạy bé sao cho phù hợp cũng như giúp bé phát triển tốt hơn.

  • Các mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi dành cho cha mẹ tham khảo
  • Phát triển thể chất và vận động của bé 5 tuổi
  • Bé 5 tuổi và các mốc phát triển quan trọng về nhận thức
  • Mốc phát triển cảm xúc và xã hội của bé 5 tuổi
  • Các mốc phát triển ngôn ngữ của bé 5 tuổi
  • Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ ở tuổi lên 5
  • Vắc xin và các bệnh thường gặp với bé 5 tuổi

Các mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi dành cho cha mẹ tham khảo

Hãy nhìn xem em bé của bạn đã thực sự trưởng thành rồi. Giờ đây con đã tự tin hơn rất nhiều. Bé ăn nói hoạt bát, có chính kiến, nhận thức cùng một thể chất đang trong thời kỳ phát triển vượt bậc.

Mỗi một đứa trẻ sẽ học và hoàn thành kĩ năng theo mốc phát triển của riêng mình.

Phát triển thể chất và vận động của bé 5 tuổi

Em bé của bố mẹ đích thực là một vận động viên nhí tí hon với tầm nhìn 20/20. Bước sang tuổi này, bé sẽ nặng thêm 2kg/năm và cao khoảng 6cm.

Kĩ năng vận động thô và tinh của con đều đang dần được hoàn thiện. Chính vì vậy, trong tháng này trẻ thường đạt các mốc phát triển thể chất gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khả năng phối hợp trở nên tốt hơn. Vận động linh hoạt, dẻo dai hơn
  • Trẻ có thể chạy, nhảy cao với khả năng giữ thăng bằng rất tốt
  • Biết đi xe đạp 3 hoặc 2 bánh
  • Giữ thăng bằng 1 chân được lâu
  • Một vài trẻ rụng răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn
  • Khả năng sử dụng đũa, thìa khi ăn uống cũng thành thạo hơn
  • Con có thể cầm bút, dùng kéo, dùng dao cắt những thứ mỏng, nhẹ.

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:

Để con thoải mái, tự do vui chơi trong trường, công viên rộng

Khuyến khích bé tự mặc quần áo cho thành thạo

Để bé tự mình vệ sinh răng miệng sạch sẽ dưới sự giám sát của cha mẹ

Khuyến khích tham gia hoạt động thể chất nhiều hơn như nhảy lò cò, đu xà, nhào lộn, chạy thi, ném bóng…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một lớp học bơi sẽ phù hợp giúp bé có được kĩ năng sống và phát triển thể chất tốt nhất

Luôn đảm bảo con đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?

Nếu trẻ không thể:

  • Giữ thăng bằng trên 1 chân ít nhất 10 giây.
  • Con có vấn đề về tầm nhìn hoặc nghe.
  • Trẻ gặp khó khăn khi chạy nhảy.
  • Bé không thể cầm bút.
  • Con không hề quan tâm tới các hoạt động thể chất.

Bé 5 tuổi và các mốc phát triển quan trọng về nhận thức

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một em bé 5 tuổi chính là một nhà khoa học nhí với biết bao thắc mắc, tò mò về thế giới xung quanh. Bé luôn háo hức được khám phá và học hỏi những điều mới mẻ.

Con sẵn sàng tháo tung mọi thứ để xem chúng hoạt động ra sao. Con cũng rất hứng thú với các hình khối, màu sắc qua trò chơi xếp hình, lego, …

Ngoài ra, bé cũng sẽ đạt được nhiều mốc nhận thức quan trọng trong tháng này như:

  • Hiểu được khái niệm đơn giản về thời gian
  • Có thể tập trung vào hoạt động nào đó con hứng thú ít nhất là 10 phút trở nên
  • Ghi nhớ và gọi tên được ít nhất 4 màu
  • Có thể đếm ít nhất đến 10 hoặc nhiều hơn
  • Ghi nhớ một số chữ cái
  • Gọi tên được các sự vật quen thuộc
  • Có thể viết được tên mình, một số chữ cái và con số.

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:

Tránh gây áp lực, bắt ép trẻ phải học đọc và học viết nếu con chưa sẵn sàng.Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích bé vẽ, viết thông qua trò chơi để con thấy hứng thú hơn.

Duy trì thói quen đọc sách với trẻ. Hãy cho con có cơ hội đặt câu hỏi, khám phá thế giới trong quyển sách trẻ yêu thích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đưa bé đến bảo tàng, công viên, hội chợ, những sự kiện dành cho trẻ nhiều nhất có thể. Đây là những nơi để bé có cơ hội khám phá những điều mới mẻ, người bạn chưa bao giờ quen, món ăn mới, …

Trò chơi lego, xếp hình, đóng kịch, … sẽ rất phù hợp để giúp trẻ phát triển nhận thức trong giai đoạn này.

Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?

Nếu trẻ:

  • Không thể đếm tới 10
  • Bé không nói được tên của mình.
  • Con không thể gọi tên các màu.
  • Trẻ không tập trung được vào bất kì hoặc động nào quá 5 phút.

Mốc phát triển cảm xúc và xã hội của bé 5 tuổi

Kĩ năng giao tiếp của trẻ đã phát triển vượt xa so với những năm trước. Con thực sự yêu thích việc được ở xung quanh một môi trường với nhiều bạn bè và các trò chơi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dôi khi con vẫn bộc phát những cảm xúc tiêu cực khi có điều gì đó không hài lòng. Bé có thể dễ tự ái, cảm thấy buồn bã khi không được chú ý, sẵn sàng xông vào để lấy lại món đồ chơi của mình, …

Một em bé 5 tuổi sẽ có các mốc phát triển cảm xúc và xã hội quan trọng như:

  • Con có xu hướng muốn làm người chỉ huy, đặc biệt là khi chơi với bạn
  • Biết chia sẻ đồ chơi
  • Đôi khi con có thể nói dối một cách vô hại để làm vừa lòng cha mẹ
  • Có thể trò chuyện dài hơn với bất kỳ người nào sẵn sàng lắng nghe con
  • Thích ra ngoài chơi dù đó là một chuyến đi ngắn ngủi như đi siêu thị cùng mẹ
  • Trò chơi đóng kịch, chơi với người bạn trong trí tưởng tượng vẫn là việc mà bé yêu thích.

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:

Khuyến khích bé kết bạn, tham gia các hoạt động ngoại khóa, đến nhà bạn bè chơi, nói chuyện với người lạ dưới sự giám sát của cha mẹ..

Dạy bé về các phép tắc cư xử khi giao tiếp như biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, làm ơn…

Luôn tập trung lắng nghe khi con muốn nói chuyện. Sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi trên trời dưới đất để con thỏa mãn bản tính khám phá.

Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?

Nếu bé:

  • Ghét chơi với bạn bè cùng trang lứa
  • Gặp khó khăn trong hoạt động thể chất
  • Thường xuyên cáu giận, la hét
  • Không thích ra khỏi nhà.

Các mốc phát triển ngôn ngữ của bé 5 tuổi

Nói không ngừng nghỉ, hỏi liên tục và sử dụng thành thạo những câu cảm thán, từ ngữ đa dạng hơn chính là đặc trưng của một trẻ 5 tuổi.

Con có ốn từ vựng với ít nhất 2000 từ. Ngoài ra, trẻ có những mốc phát triển quan trọng về ngôn ngữ gồm:

  • Con có thể kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch
  • Đọc được những từ đơn giản có 2-3 chữ cái
  • Sử dụng được chính xác các đại từ như con, cô, chú, bác, anh chị…
  • Hiểu được trình tự của một câu chuyện như cái gì diễn ra đầu tiên, tiếp đó là gì và cuối cùng câu chuyện kết thúc như thế nào.

Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:

Khuyến khích con kể về một ngày của mình bằng các câu hỏi gợi ý như con chơi với ai, con thích điều gì nhất…

Cùng con chơi các trò chơi về từ vựng như đọc thơ, hát, tìm tên các con vật…

Tiếp tục duy trì việc đọc sách và khuyến khích bé ngồi tự đọc, xem tranh ảnh, hỏi con về nội dung những gì bé hiểu

Đề nghị con kể lại câu chuyện con đã được đọc hoặc vẽ tranh về một câu chuyện con thích.

Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?

Nếu bé:

  • Không thể hiểu được những điều mọi người nói
  • Không trò chuyện với người khác
  • Bé không hiểu được các chỉ dẫn đơn giản hoặc các câu hỏi
  • Có xu hướng bạo lực và hay cáu giận.

Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ ở tuổi lên 5

Trong độ tuổi này, mặc dù cân nặng của bé sẽ tăng ít hơn so với tuổi chập chững những chiều cao của bé phát triển khá nhanh.

Đây là thời điểm cha mẹ cần lưu ý về một chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp con phát triển thể chất tốt nhất, đặc biệt là về chiều cao.

Một em bé 5 tuổi sẽ nặng trung bình 18kg và cao khoảng 109cm. Bé cần ngủ 9-10 tiếng/đêm để phát huy tối đa khả năng tăng trưởng của mình.

  • Calo: Bé cần 1200-2000 calo/ngày. Mẹ nên chú trọng đến sự đa dạng của bữa ăn
  • Chất đạm: Khuyến khích bé ăn cá, tôm, các loại thịt giàu đạm như thịt bò…
  • Hoa quả: Ngoài hoa quả tươi thì sinh tố, các loại quả sấy khô như mận khô, táo khô, … cũng có thể trở thành một bữa phụ giàu dinh dưỡng cho trẻ
  • Rau: Bé cần ăn nhiều rau với nhiều màu sắc. Súp, canh, salad hoặc các món giấu rau như cơm chiên, trứng cuộn, nem… sẽ khiến bé thích thú hơn
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: 2-3 cốc sữa tươi/ngày, sữa chua, phô mai, … đều thích hợp với bé 5 tuổi.

Vắc xin và các bệnh thường gặp với bé 5 tuổi

Trước 6 tuổi thì phần lớn trẻ vẫn cần tiêm một số loại vắc xin như sau:

Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà lần 5 (DTaP)

Tiêm nhắc lại với trẻ trong độ tuổi 4-6 tuổi.

Bại liệt lần 5 (IPV 5)

Viêm não mô cầu A+C cho trẻ từ 2 tuổi

Mũi tiêm nhắc lại: sau mũi đầu từ 3 đến 5 năm

Vắc xin phòng cúm

  • Trẻ em trên 3 tuổi/ người lớn: tiêm một mũi 0.5ml.
  • Trẻ em dưới 9 tuổi mà chưa tiêm vắc xin cúm lần nào thì phải tiêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất 4 tuần.
  • Tất cả các trường hợp đều cần tiêm nhắc lại mũi cúm hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – Rubella

Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 4 – 6 tuổi

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Một liều duy nhất khi trẻ được 1 tuổi. Có thể tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 4-6 tuổi

Vắc xin phòng thương hàn

Tiêm nhắc sau mỗi 3 năm

Trẻ ở độ tuổi này thường dễ bị lây bệnh như bệnh chân tay miệng, cúm… đặc biệt là vào mùa lạnh. Cha mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho bé thông qua việc hướng dẫn bé vệ sinh thân thể sạch sẽ, ăn uống hợp lý và cảm giác đau ốm ngay khi xuất hiện.

Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?

Nếu em bé của bạn:

  • Quá nhẹ cân/tăng cân quá mức
  • Sốt cao kéo dài
  • Trên người nổi mẩn đỏ, thâm tím…

Theo The Asianparent Singapore.

Bài viết của

Minh Hương