Bé 4 tuổi 8 tháng nên đạt các mốc phát triển thể chất và vận động; ngôn ngữ và giao tiếp; cảm xúc và xã hội; sức khỏe và dinh dưỡng như thế nào? Cha mẹ có thể tham khảo trong bài viết sau để có định hướng nuôi dạy bé sao cho phù hợp cũng như giúp bé phát triển tốt hơn.
- Bé 4 tuổi 8 tháng và các mốc quan trọng dành cho cha mẹ tham khảo
- Thể chất và vận động của bé 4 tuổi 8 tháng sẽ như thế nào?
- Nhận thức và hiểu biết của bé 4 tuổi 8 tháng giờ đây như thế nào?
- Phát triển cảm xúc và nhận thức của bé 4 tuổi 8 tháng
- Các mốc ngôn ngữ và giao tiếp của bé 4 tuổi 8 tháng
- Sức khỏe và dinh dưỡng của bé 4 tuổi 8 tháng
- Các loại vắc xin cần thiết dành cho bé 4 tuổi 8 tháng
Bé 4 tuổi 8 tháng và các mốc quan trọng dành cho cha mẹ tham khảo
Thể chất và vận động của bé 4 tuổi 8 tháng sẽ như thế nào?
- Nhảy cao đồng thời bằng 2 chân ở độ cao 12-15 cm
- Đứng giữ thăng bằng một chân có thể lâu tới 9 giây
- Có thể nhào lộn ở mặt phẳng an toàn
- Đi về trước và giật lùi được
- Biết đạp xe 3 bánh
- Có thể ném bóng qua đầu
- Bé có khả năng vẽ được các hình và viết chữ
- Xếp chồng được 10 miếng gỗ trở lên
- Biết xâu vòng
- Có thể leo trèo trên sân chơi
- Biết dùng thìa dĩa, đũa để ăn cơm.
Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:
- Khuyến khích bé chơi và làm quen với những người bạn mới. Để bé được tự do vui đùa ngoài trời, tại sân chơi…
- Cổ vũ, động viên bé chơi các trò chơi có thể hỗ trợ phát triển thể chất của con như đu xà, leo trèo, đá bóng…
- Hướng dẫn và khuyến khích bé tự cài, cởi các loại áo có cúc ở trước
- Khuyến khích bé thực hiện các hoạt động liên quan đến nghệ thuật, sử dụng kĩ năng vận động tinh như vẽ tranh, tô màu, viết chữ, … nhằm giúp bé phát triển tính sáng tạo
- Hãy cho bé tự mình kiểm soát bữa ăn như tự xúc đồ ăn, bê dọn khay đĩa, quyết định lượng ăn…
- Cho bé được thử sức với nhiều môn thể thao rèn luyện kĩ năng vận động như bơi, đá bóng…
Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?
- Bé không thể giữ thăng bằng trên một chân quá 3 giây.
- Con không cầm nắm bút chì hoặc bút màu.
- Trẻ không thể tự mình cởi quần áo.
Nhận thức và hiểu biết của bé 4 tuổi 8 tháng giờ đây như thế nào?
Một em bé trong độ tuổi này sẽ có khả năng trò chuyện với người khác được nhiều hơn. Đây cũng là lúc cha mẹ nên giúp bé phát triển kĩ năng nhận thức, hiểu biết với các ký hiệu, biển báo. Ngoài ra bé cũng cần được khuyến khích rèn luyện các kĩ năng như sau:
- Đếm số đến 20 dễ dàng
- Biết hỏi các câu hỏi phức tạp như “vì sao có sấm? Mưa hình thành như thế nào?”
- Trẻ biết hát bài con yêu thích
- Biết nói các câu dài và sáng tạo nên câu chuyện trong trí tưởng tượng của mình
- Sinh hoạt theo thứ tự, thức dậy đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, ăn sáng…
- Thực hiện được các chỉ dẫn theo từng bước một cách chính xác.
Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:
- Dạy bé những khái niệm cơ bản trong toán học và tập đọc chữ cái đơn giản
- Cố gắng trả lời một cách cụ thể, rõ ràng những câu hỏi của con
- Khuyến khích bé sử dụng bút chì, bút màu trong việc viết, vẽ, tô màu…
- Dạy bé hát các bài hát dành cho thiếu nhi.
Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?
- Bé không thể nhận biết được số và chữ đơn giản
- Con không đếm được quá 5.
Phát triển cảm xúc và nhận thức của bé 4 tuổi 8 tháng
Trẻ em ở độ tuổi này luôn cảm thấy hào hứng khi có bạn chơi và cùng trò chuyện. Lúc này đây, con hoàn toàn có khả năng bày tỏ cảm xúc, hiểu và thông cảm với người khác hơn.
Trong tháng này, các mốc phát triển cảm xúc và nhận thức quan trọng của bé gồm:
- Con cảm thấy vui vẻ khi được chơi với bạn, thậm chí muốn lấy lòng những người bạn mà mình yêu thích nữa
- Bé bắt đầu nói quá sự thật, có khi tỏ vẻ khoa khoang về thành tích mình đạt được
- Cố gắng tự mình làm mọi việc và thường tỏ ra khó chịu khi làm việc mình làm không như ý
- Bé hoàn toàn hiểu được các quy tắc, quy định của tập thể
- Thể hiện các cảm xúc tiêu cực như giận dữ và biết dùng các từ thể hiện cảm xúc này như “Con không muốn chơi ở đây!”…
Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:
- Nếu con tỏ ra cáu giận, bực bội, cha mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn để dạy bé cách kiểm soát cảm xúc bản thân.
- Khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động vui chơi, giao tiếp cùng bạn bé. Nếu bé có các hành vi tranh giành, bạo lực trong khi chơi với bạn, cha mẹ cần là người hướng dẫn bé kiểm soát cảm xúc, biết chờ đến lượt, giải quyết vấn đề để tránh xung đột.
- Bé ở độ tuổi này thường hay bắt chước cách cư xử từ chính cha mẹ và những người xung quanh. Chính vì vậy, cha mẹ cần là tấm gương tốt nhất cho con mình.
Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?
- Bé quá nhút nhát, sợ hãi hoặc hỗn láo, phản kháng hoặc không muốn chơi với trẻ khác
- Trẻ cảm thấy lo lắng, kích động khi phải rời xa cha mẹ.
Các mốc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của bé 4 tuổi 8 tháng
Các câu nói của bé cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Cùng với đó, bé còn có những thay đổi đáng lưu ý như:
- Biết sử dụng tông giọng để thể hiện nhu cầu của bản thân như giọng ngào ngào “Mẹ ơi, cho con ăn kem được không?”, hét lên khi tức giận…
- Nhớ và nói được họ tên của mình
- Kể được tên các thành viên trong gia đình, tên bạn thân và nhớ được số điện thoại
- Con biết thể hiện cảm xúc của bản thân như vui, buồn, cáu giận, …
Bí quyết nuôi dạy trẻ trong tháng này dành cho cha mẹ là:
- Hỗ trợ dạy bé hát, cùng bé tập hát, múa các bài hát con yêu thích
- Đọc sách cho bé nghe
- Thường xuyên trò chuyện, giải đáp các thắc mắc của con
- Gợi ý cho bé ghi nhớ về các thành viên trong gia đình
- Khuyến khích bé kể chuyện.
Khi nào cha mẹ cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa?
- Con không thể nói tên các thành viên trong gia đình cũng như nói được thành công
- Không có khả năng điều chỉnh tông giọng theo cảm xúc
- Thể hiện cảm xúc giận dữ, phản kháng, chống đối dữ dội hơn là thể hiện qua lời nói.
Sức khỏe và dinh dưỡng của bé 4 tuổi 8 tháng
Trung bình một ngày trẻ cần 1700 calo. Bé cao tầm 104-115cm, nặng 18-19 kg, thân hình trẻ gần như có sự cân đối tương tự của người lớn.
- Canxi và vitamin D: Với hàm lượng 1000mg canxi và 3000 ID/ngày thông qua các thực phẩm như sữa (3 cốc, 1 hộp sữa chua và các sản phẩm phô mai, …
- Sắt: 10mg thông qua các thực phẩm như trứng, các loại thịt, cá, tôm, đậu, các loại hạt, …
- Vitamin C: Không quá 650mg/ngày, thông qua các loại rau củ quả như cà chua, khoai tây, cam, quýt, …
Các loại vắc xin cần thiết dành cho bé 4 tuổi 8 tháng
Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà lần 5 (DTaP): Tiêm nhắc lại với trẻ trong độ tuổi 4-6 tuổi.
Bại liệt lần 5 (IPV 5).
Viêm não mô cầu A+C cho trẻ từ 2 tuổi:
- Mũi đầu tiên: khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
- Mũi tiêm nhắc lại: sau mũi đầu từ 3 đến 5 năm.
Vắc xin phòng cúm
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm virus cúm, lại có nguy cơ gặp biến chứng nặng thậm chí tử vong khi bị bệnh.Vì thế, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt.
Do virus cúm thay đổi và đột biến rất nhanh nên vắc xin phòng cúm cần được tiêm nhắc hằng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.
Lịch tiêm phòng vắc xin phòng cúm cho trẻ
- Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 35 tháng: tiêm một mũi 0.25ml.
- Bé trên 3 tuổi và người lớn: tiêm một mũi 0.5ml.
- Trẻ em dưới 9 tuổi mà chưa tiêm vắc xin cúm lần nào thì phải tiêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất 4 tuần.
- Tất cả Các trường hợp đều cần tiêm nhắc lại mũi cúm hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.
Vắc xin phòng bệnh sởi – quai bị – Rubella
- Mũi đầu tiên: tiêm khi trẻ từ 12 -15 tháng
- Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 4 – 6 tuổi
Vắc xin phòng bệnh thủy đậu
- Một liều duy nhất khi trẻ được 1 tuổi.
- Có thể tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 4-6 tuổi
Lưu ý: Việc tiêm ngừa vắc xin thủy đậu đúng thời điểm khi trẻ được 1 tuổi vừa có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh từ sớm vừa thuận tiện trong việc tiêm ngừa (chỉ 1 mũi duy nhất). Vì nếu trên 13 tuổi mới bắt đầu tiêm phòng thủy đậu, trẻ sẽ phải tiêm 2 mũi mới đủ điều kiện tạo kháng thể.
Vắc xin phòng thương hàn
- Mũi 1: khi trẻ được 2 tuổi trở lên
- Tiêm nhắc sau mỗi 3 năm
Sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe bé sát sao. Trong trường hợp bé có biểu hiện như: Ốm đau bất thường; Các vết thâm hoặc nổi hạch trên cơ thể; Đau đớn toàn thân thì cần đưa bé đi khám kịp thời.
Theo theAsianparent Singapore.