Thai 32 tuần đã bước vào quá trình phát triển toàn diện. Thị giác của bé phát triển, các cơ quan mới như móng tay, móng chân, tóc hình thành; bên cạnh đó thai nhi cũng tăng cân khá nhanh.
Nội dung bài viết:
- Sự phát triển của thai nhi tuần 32
- Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai này
- Chăm sóc thai kỳ tuần thứ 32
- Những dấu hiệu bất thường mẹ cần lưu ý
- Khám thai ở tuần 32
Chỉ số thai nhi 32 tuần và quá trình phát triển của bé
Thai nhi 32 tuần có chiều dài 42.4cm và cân nặng khoảng 1.7kg.
Cơ thể thai nhi đã phát triển gần như đầy đủ và hoàn thiện (trừ phổi sẽ trưởng thành vào khoảng 2 tuần nữa) như lúc chào đời, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng đang hoàn thiện dần.
- Em bé của bạn có thể nuốt, thở, đạp và mút
- Hệ thống tiêu hóa của bé đã hoàn thiện và sẵn sàng
- Da bé trở nên trong suốt và mờ hơn
- Bé đang ngủ ngon trong những ngày này, với chu kỳ ngủ dài từ 20 đến 40 phút. Điều này cũng giải thích sự giảm sút về chuyển động mà bạn có thể nhận thấy trong những ngày này. Cũng vì không gian trong bụng mẹ chật hơn, bé không còn “quậy” mạnh như trước. Tuy nhiên mẹ đều có thể cảm nhận được những chuyển động của cơ thể trẻ.
-
Hình ảnh siêu âm thai 32 tuần
Những thay đổi của mẹ bầu
Sự tăng trưởng nhanh chóng khiến thai nhi chiếm ngày càng nhiều chỗ trong bụng mẹ, dẫn đến các việc sinh hoạt, làm việc, di chuyển của mẹ bầu cũng trở nên khó khăn hơn. Bụng của mẹ sẽ có triệu chứng căng ngứa, da bị khô.
Mẹ bầu 32 tuần có thể bị chuột rút đau đớn ở bắp chân, tình trạng này có thể tệ hơn vào ban đêm.
Tử cung đang phát triển sẽ lấn chỗ của ruột, làm cho ruột hoạt động chậm chạp hơn và không đều.
Khi ngực của mẹ lớn hơn vào tuần thứ 32 thai kỳ, chúng cũng có thể bị rò rỉ chất lỏng màu vàng được gọi là sữa non, hay tiền thân của sữa mẹ. Núm vú to hơn, sẫm màu hơn.
Thai nhi phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ hoành và phổi bị o ép, gây ra cảm giác khó thở ở tuần thai thứ 32.
Mẹ bầu tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần báo bác sĩ để được kiểm tra có viêm âm đạo không để điều trị phù hợp, tránh nguy cơ sinh non.
Tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng sẽ xảy ra do nhu cầu thai nhi tăng lên để phát triển cho những tuần cuối này.
Lưu ý cho mẹ ở tuần thai này
- Tập thể dục đều đặn (các hoạt đồng đều có thể giúp ích, từ đi bộ nhanh đến yoga trước khi sinh) và uống đủ nước.
-
Loading...You got lucky! We have no ad to show to you!
Mẹ bầu 32 tuần cần duy trì thời gian vận động như đi bộ, tập yoga bầu
- Mẹ bầu 32 tuần hãy mang theo đồ ăn nhẹ giàu protein và carb trong túi để ăn khi mẹ cảm thấy chóng mặt.
- Hãy thử calamin hoặc một số loại kem chống ngứa khác để làm dịu các trường hợp cứng đầu hơn
- Cố gắng không để ý đến vết rạn da. Có tới 90% phụ nữ sẽ bị rạn da trong thai kỳ. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng em bé của mẹ đang phát triển rất tốt
- Hãy tìm hiểu các dấu hiệu của chuyển dạ: vỡ ối, đau bụng như đau bụng kinh, xuất huyết âm đạo, tiêu chảy và cảm giác thắt chặt trong tử cung của mẹ.
Các dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần lưu ý
Giai đoạn 32 tuần nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể nhưng sinh non ở tuần thai này khiến bé mắc nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng. Do đó mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của nguy cơ sinh non:
- Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn
- Ra dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu hoặc ra dịch lỏng âm đạo có thể là dấu hiệu rỉ ối
- Thai 32 tuần đạp nhiều: nếu mẹ cảm nhận có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1h, mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 30 – 45 giây thì hãy liên hệ tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu có cả triệu chứng chảy máu âm đạo và/hoặc đau bụng khả năng rất cao bé bị sinh non.
- Bên cạnh việc thai 32 tuần gò nhiều, tình trạng thai đạp ít, dưới 10 cử động trong vòng 2h cũng là dấu hiệu nguy hiểm
Ngoài ra những triệu chứng như đau đầu; sốt; mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất… thì đó cũng là những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần tới viện khám ngay.
Cần chú ý gì khi siêu âm thai tuần 32?
Siêu âm thai ở mốc 32 tuần là 1 trong 3 mốc siêu âm thai quan trọng nhất (lần lượt ở các tuần 12, 22 và 32 của thai kỳ). Tại thời điểm siêu âm này, bác sĩ có thể đưa ra được kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, đánh giá tốc độ phát triển so với tuổi thai nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời trong trường hợp thai phát triển chậm. Nhờ đó mẹ sẽ tránh được nguy cơ suy thai, ngạt sau đẻ… Mốc 32 tuần cũng là thời điểm xác định ngày dự sinh cụ thể và chính xác hơn.
Khám thai ở tuần thứ 32 rất quan trọng vì nếu phát hiện được bất thường ở thời điểm này thì mặc dù không thể can thiệp hay đình chỉ thai được do thai đã quá lớn, mẹ và gia đình cũng được chuẩn bị tâm lý cũng như các điều kiện khác trước sinh, xác định phương pháp sinh, thời điểm sinh cũng như điều trị hay can thiệp cho bé về sau.
-
Siêu âm tuần thứ 32 thai kỳ
Thai nhi 32 tuần đã bước vào những tuần cuối của quá trình mang thai. Lúc này mẹ bầu chắc hẳn rất háo hức khi thời điểm gặp con đến gần. Hãy giữ tâm lý thoải mái và trang bị các kiến thức khi sinh cho mình để sẵn sàng cho thời điểm lâm bồn mẹ nhé.