Mang thai tuần thứ 7 - Mẹ cần chú ý gì về chế độ dinh dưỡng và vận động?
Vào tuần thứ 7 thai kỳ, bé sẽ phát triển nhiều hơn và các triệu chứng ốm nghén của mẹ vẫn tiếp tục.
Bé ở tuần thứ 7 thai kỳ vẫn còn rất nhỏ, cỡ một quả trứng cá. Mặc dù vậy, não phát triển với tốc độ kinh ngạc, cứ mỗi phút lại có một trăm tế bào não được hình thành. Mang thai tuần thứ 7, mẹ cần chú ý những gì?
Kích thước của thai nhi tuần thứ 7
So với tuần trước, tuần thứ 7 thai kỳ này bé đã tăng gấp đôi kích thước! Giờ bé đã bằng một quả trứng cá rồi. Răng, vòm họng, và các khớp xương cũng bắt đầu phát triển.
Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7
Cẩm nang mag thai tuần thứ 7 sẽ cho bạn biết những điều sau đây:
- Bé đang phát triển với tốc độ vô cùng đáng kể! Mỗi phút trôi qua lại có một trăm tế bào não xuất hiện.
- Não và tim dần hoàn thiện, hai quả thận đang hình thành.
- Thời điểm này, bé chưa có tủy xương, nên gan đang đảm nhận nhiệm vụ sản sinh hồng cầu cho cơ thể bé.
- Mặc dù vẫn còn hình dạng mái chèo, tay và chân đã bắt đầu “lớn” hơn, xuất hiện các khớp tay khớp chân.
- Các răng và vòm họng được hình thành.
- Tai tiếp tục phát triển.
- Da mỏng, gần như trong suốt, mỏng đến nỗi có thể nhìn thấy hệ thống mạch máu dưới da.
Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 7
- Cùng với sự phát triển của bé, tử cung của mẹ cũng đã tăng gấp đôi kích cỡ thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sức ép lên bàng quang, và sẽ làm bạn có cảm giác hay buồn tiểu.
- Da dẻ, mà cụ thể là da mặt, sẽ có nhiều thay đổi. Nổi mụn (do hóc-môn đấy!), thay đổi tính chất da (từ da dầu chuyển sang da khô hoặc ngược lại), và mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra, đó là thay đổi sắc tố da.
- Lưu lượng máu trong cơ thể tăng, dẫn đến nguy cơ xảy ra chứng giãn tĩnh mạch.
- Mang thai 7 tuần, cảm giác buồn nôn không được “chào đón” vẫn chưa chấm dứt.
- Bạn sẽ bắt đầu có cảm giác thèm ăn, hay còn gọi là “nghén” một vài loại thức ăn nhất định.
Chế độ chăm sóc trong thai kì
- Nhanh chóng bổ sung axit folic vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Liều lượng lí tưởng sẽ là 400g/ngày (tuy nhiên vẫn nên tham khảo bác sĩ để sử dụng liều lượng thích hợp nhất cho cơ thể cũng như tình trạng thai kì của bạn.
- Duy trì các bài tập thể dục, bài vận động nhẹ với các động tác an toàn, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Dinh dưỡng cho bầu 7 tuần
Chế độ dinh dưỡng giữa tuần thứ 5 và 8 của thai kỳ đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và sinh sản của bé về sau. Mẹ nên xác định đây chính là mối quan tâm hàng đầu của mình.
Việc mang thai tuần thứ 7 bị buồn nôn, ói mửa, ợ nóng (ợ chua), khó tiêu hoặc những thay đổi khác về hệ tiêu hóa có thể khiến việc ăn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mẹ hãy lưu ý những điều sau đây:
- Ăn khẩu phần ăn nhỏ hơn, chia nhỏ nhiều bữa ăn hơn trong ngày
- Giảm ăn các loại thực phẩm có thể gây kích thích hệ tiêu hóa
- Bổ sung đủ nước
- Tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt. Thể tích máu tăng trong thời gian mang thai và các nhu cầu của bé đang tăng trưởng khiến phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Mẹ hãy ăn các loại thức ăn giàu sắt như rau xanh dạng lá, thịt bò, trứng, và hạnh nhân.
Những việc cần làm khi mang thai tuần thứ 7
Nếu cho đến khi bầu 7 tuần, mẹ chưa luyện tập thể dục thì đây là thời điểm tốt để bắt đầu:
- Hoạt động thể chất mức độ vừa phải trong thời gian 30 phút hoặc nhiều hơn vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần.
- Chia bài tập thành nhiều phần nhỏ để tập trong ngày hoặc luyện tập một lần trong ngày.
- Nếu mẹ gặp các biến chứng về sức khoẻ hoặc sản khoa nên tham vấn bác sĩ về chế độ tập luyện.
Sự thay đổi kích cỡ cơ thể khi mang thai, cùng với triệu chứng phù nề ở một số người, sẽ làm quần áo bình thường của bạn trở nên chật chội, khó chịu. Đây là thời điểm cần thay đổi sang các loại quần áo kiểu dáng rộng rãi hơn rồi đấy.
Mang thai tuần thứ 7 cũng là lúc tốt để bạn bắt đầu làm biểu đồ theo dõi sự phát triển của bé bằng hình ảnh (hình siêu âm của bé, hoặc chụp ảnh mẹ với chiếc bụng to lên từng ngày.
Xem thêm:
- Cẩm nang mẹ bầu – Tuần thứ 8 thai kỳ
- Cẩm nang mẹ bầu – Tuần thứ 6 thai kỳ
- Ảnh hưởng lâu dài của việc cho trẻ ngủ khi đang bú, mẹ có biết vì sao?