Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Thai đã vào tử cung hay chưa?

Thai 5 tuần đã có tim thai chưa? Thai đã vào tử cung hay chưa?

Tuần thứ 5 thai kỳ là lúc các mẹ bầu bước vào giai đoạn ốm nghén và cần phải thận trọng trong các hoạt động thường ngày

Bạn đã bước vào giai đoạn bận rộn rồi đây! Tuần thứ 5 của thai kỳ là lúc bé bắt đầu phát triển não, các dây thần kinh, tủy sống, và xương sống. Với các bà mẹ thì đây lúc bắt đầu ốm nghén. Vào thời điểm này, bạn nên thận trọng trong các hoạt động thường ngày để tránh nguy cơ gây tổn thương cho cả mẹ và bé.

Kích thước thai 5 tuần

Mặc dù vẫn còn rất nhỏ, nhưng phôi thai tuần thứ 5 của thai kỳđã đạt đến kích thước có thể đo được. Và bé của bạn lúc này trông sẽ giống một con nòng nọc.

Tuần thứ 5 thai kỳ Tuần thứ 5 thai kỳ

Quá trình phát triển của thai nhi trong tuần thai này

  • Những cơ quan nội tạng chính như gan và thận đang dần hình thành.
  • Tim bắt đầu chia ngăn, và chẳng bao lâu nữa sẽ bơm máu đi khắp cơ thể - một trong những bước phát triển quan trọng của thai kì!
  • Ruột phát triển, ruột già cũng bắt đầu hình thành.
  • Xuất hiện ống thần kinh. Từ ống thần kinh sẽ phát triển thành não bộ, tủy sống, các dây thần kinh, và cột sống.
  • Các mầm chi xuất hiện. Một thời gian ngắn sau đó các mầm này sẽ phát triển thành tay và chân của bé.

thai-5-tuan Hình ảnh thai nhi 5 tuần tuổi, giống 1 chú nòng nọc nhỏ

Thai nhi 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa?

Tim thai ở tuần thứ 5 đã xuất hiện. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hoạt động của tim thai để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp chưa phát hiện tim thai khi bầu 5 tuần. Lúc này, bác sĩ thường khuyên mẹ nên bỏ thai vì cơ hội sống sót của bé trong những tuần sau đó sẽ rất thấp. Hậu quả khá nặng nề vì có thể gây ra nguy cơ thai chết lưu, nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ.

Dấu hiệu mang thai của mẹ bầu

Bề ngoài, trông bạn chưa có gì khác biệt. Thế nhưng, những dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ rằng cơ thể mình đang thay đổi.

  • Có cảm giác đau và nặng ngực. Các triệu chứng ốm nghén bắt đầu xuất hiện, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi kéo dài.
  • Mẹ thường xuyên thấy mệt mỏi là do hormone hCG, progesterone và estrogen tăng cao sau khi trứng thụ tinh thành công. Sự thay đổi đột ngột này gây ra nhiều khó chịu cho mẹ bầu.
  • Hay mắc tiểu, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân do những thay đổi ở thận và bàng quang.
  • Tăng thân nhiệt. Do cơ thể người mẹ phải tạo nhiều máu hơn trong thời gian này, lưu lượng máu chảy nhanh hơn. Ngoài ra do quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhiều hơn để cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho bé nên cơ thể mẹ sẽ tăng nhiệt độ lên hơn bình thường.

thai-5-tuan Mẹ bầu hay mệt mỏi khi mang thai 5 tuần

Lưu ý chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này

Mẹ muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của bé, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây:

  • Đi khám thai sớm và theo đúng lịch của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra thể chất, bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp, và sức khỏe tổng quát nói chung.
  • Tránh ăn những thực phẩm có hại: phô mai chưa tiệt trùng, sữa hay các loại nước trái cây chưa tiệt trùng, trứng sống, thịt, cá, hải sản chưa qua chế biến, xúc xích, thịt nguội, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao,... Những món ăn này có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Hậu quả dị tật bẩm sinh ở thai nhi, hoặc thậm chí là sảy thai.

thai-5-tuan Mẹ cần chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng đủ chất và lành mạnh khi mang thai 5 tuần

  • Bổ sung acid folic trong kỳ 3 tháng đầu tiên để hạn chế tối đa khả năng dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh hoặc bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi.
  • Cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, sắt và canxi cho cơ thể thông qua ăn uống đủ chất và dùng vitamin tổng hợp.
  • Cẩn thận với tất cả các loại thuốc, kể các các sản phẩm thực phẩm chức năng mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Tránh hút thuốc lá, uống bia rượu và các chất kích thích. Nếu không mẹ có thể bị sinh non, nhẹ cân, sảy thai, khả năng ngôn ngữ và hành động chậm chạp hơn so với bình thường.
  • Thư giãn cơ thể và vận động nhẹ nhàng.

Những tuần đầu tiên của thai kỳ rất quan trọng, quyết định sự khỏe mạnh của thai nhi trong suốt 40 tuần thai. Mẹ hãy chú ý nghe theo lời khuyên của các bác sĩ và chủ động hình thành những thói quen tốt để có lợi cho sức khỏe thai kỳ nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!