Bầu 14 tuần: Sự phát triển của bé và cẩm nang chăm sóc mẹ bầu

Các bà mẹ trẻ thân yêu, hãy tìm hiểu liệu bây giờ có phải là thời gian tốt nhất để bạn đăng ký cho các lớp thể dục trước khi sinh hay không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 14 tuần – hãy tìm hiểu liệu bây giờ có phải là thời gian tốt nhất để bạn đăng ký cho các lớp thể dục trước khi sinh hay không, mẹ hãy theo dõi nhé!

Bé đã lớn như thế nào rồi?

hướng dẫn mang thai tuần theo tuần: Tuần thứ 14 thai kỳ

Cẩm nang mẹ bầu 14 tuần

Sự phát triển của bé

Trong tuần này của cẩm nang mẹ bầu, bạn sẽ biết được rằng:

  • Mặc dù vị giác của bé đã bắt đầu phát triển khoảng tuần thứ bảy, nghiên cứu cho thấy rằng bắt đầu từ giai đoạn này, bé mới có thể cảm nhận vị đắng, vị ngọt hoặc vị chua trong dịch màng ối.
  • Vòm miệng sẽ được hoàn thành vào cuối tuần này.
  • Tăng xung lực não cho thấy các cơ mặt của bé đang hoạt động ở tần suất cao hơn. Bé có thể mỉm cười, cau mày, và nhăn mặt.
  • Tóc bé bây giờ đã mọc trên đầu. Và ngoài vấn đề tóc, bé cũng dần phát triển một lớp lông mao ngắn trên khắp cơ thể. Đừng lo lắng về lớp lông này nhé các bà mẹ, trong những tuần tới chúng sẽ tự rụng.
  • Thận của bé bắt đầu lọc nước tiểu.
  • Thông tin thú vị của cẩm nang mẹ bầu lần này là : em bé của bạn đang tự kiểm tra chân tay của mình bằng cách mút ngón tay cái và lắc ngón chân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Hình ảnh bầu 14 tuần

Trong những trường hợp nhất định (ví dụ, nếu mẹ trên 35 tuổi hoặc nếu các xét nghiệm của mẹ chỉ ra rằng thai nhi có vấn đề), bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chọc ối. Chọc ối là một xét nghiệm thường được thực hiện giữa tuần 15 và 18 và có thể phát hiện các bất thường ở thai nhi, chẳng hạn như hội chứng Down.

Trong xét nghiệm này, một cây kim rất mỏng sẽ được đưa vào dịch ối bao quanh em bé trong tử cung, lấy ra một mẫu chất dịch và bác sĩ sẽ đem nó đi phân tích. Chọc ối sẽ gây nên nguy cơ sẩy thai rất nhỏ, vậy nên hãy giãi bày những lo lắng của mẹ với bác sĩ và tìm hiểu kĩ hơn về những rủi ro cùng lợi ích của các xét nghiệm mà mẹ sẽ trải qua.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Triệu chứng thai kỳ

  • Bởi vì bụng bầu của bạn bắt đầu lớn hơn, việc tránh những câu hỏi như “Bạn có đang mang thai không?” dần trở nên khó khăn hơn.
  • Bạn sẽ cảm thấy thèm ăn một lần nữa. Cảm giác buồn nôn có thể đã hoàn toàn biến mất (Yay!), Và khi bạn lấy lại sự thèm ăn của mình, mức năng lượng của bạn sẽ tăng lên. (Đây là tin tốt nhất trong tuần này theo cẩm nang mẹ bầu!)
  • Bạn cảm thấy nhức mỏi, đặc biệt là ở phía sau và vùng bụng. Đó là bởi vì cơ bắp và dây chằng của bạn đang giãn ra để thích nghi với cơ thể và câng nặng của em bé đang ngày một lớn trong cơ thể bạn.
  • Tóc của bạn dày hơn và bóng hơn – chắc chắn đây là một trong những “điểm sáng” tốt nhất trong khoàng thời gian mang thai!

Chăm sóc thai kỳ

  • Để chống lại chứng đau lưng, hãy nhớ ngồi thẳng lưng, tập yoga nhẹ hoặc pilate cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Tránh các bài tập chuyên sâu có thể làm bạn ngã, đặc biệt là vì bây giờ khớp của bạn cũng lỏng lẻo hơn trước.
  • Sự thèm ăn của bạn đã trở lại, vì vậy hãy chuyển sang chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn quá nhiều đồ mỡ.

Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu 14 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khó ngủ rất phổ biến trong giai đoạn thai nhi 14 tuần tuổi. Dù việc mẹ mất ngủ có thể giúp mẹ quen dần với những đêm không ngủ sau này để chăm sóc em bé vừa chào đời, hẳn mẹ vẫn muốn được yên giấc hơn. Mẹ cần nhớ rằng trước khi tự mua thuốc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Biết đâu bác sĩ sẽ có những cách khác giúp mẹ có thể ngủ được mà không cần đối mặt với những rủi ro khi dùng thuốc.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Ảnh siêu âm thai 14 tuần

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và phong cách khám của bác sĩ, mẹ có thể được kiểm tra:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Cần kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
  • Đo chiều cao tính từ đáy tử cung
  • Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
  • Kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
  • Nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Mẹ nên lên một danh sách câu hỏi trước ngày khám.

Đọc thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Michelle Le