Một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến ở nhà mà ba mẹ có thể áp dụng là nhỏ nước muối sinh lý cho bé, tắm nước gừng hoặc thoa dầu cho bé ấm ở lòng bàn tay, bàn chân trước khi ngủ…
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi
- Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ chịu tác động của môi trường, nhất là thời tiết. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi, hắt hơi chính là bị nhiễm lạnh.
Mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp, hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc, bao phủ bằng lớp thảm nhầy. Lớp thảm nhầy này có chức năng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn để bảo vệ khoang mũi. Khi thời tiết tác động, các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, gây hiện tượng chảy nước mũi. Hiện tượng chảy nước mũi sẽ làm cho trẻ khó chịu nhưng có thể tự hết sau một thời gian nếu ở thể nhẹ. Ở thể nặng hơn có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như viêm xoang, viêm họng, viêm tắc vòi tai, viêm thanh – khí – phế quản,… Khi trẻ bị cảm lạnh sẽ sổ mũi hắt hơi. Sau vài ngày, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể chuyển sang ho nhiều, mệt mỏi, khó chịu, có thể dẫn tới viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
Xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi có thể dẫn đến bệnh hô hấp nguy hiểm?
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Để tránh cho trẻ gặp các diễn biến nặng hơn, ba mẹ nên áp dụng các cách sau để khắc phục tình trạng sổ mũi của trẻ sơ sinh từ những ngày đầu trẻ chớm bị.
1. Nhỏ nước muối sinh lý: Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly, chuyên khoa Nội, bệnh viện Medlatec khuyến cáo, nếu nước mũi trẻ có màu trắng thì bố mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lí 0.9 % 4 – 5 lần trong một ngày. Mỗi bên mũi nhỏ khoảng 3 – 4 giọt. Nếu quan sát thấy nước mũi của trẻ thành màu vàng xanh thì bố mẹ cần đưa bé đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để tìm được nguyên nhân gây bệnh. Với trẻ sơ sinh không thể từ xì mũi, sau khi nhỏ nước muối, ba mẹ dùng bóng hút để hút đờm nhớt bên trong hốc mũi của bé ra. Thực hiện việc này bằng cách bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi rồi dùng tay bịt mũi bên kia. Đột ngột buông bóng phình ra thì đờm trong hốc mũi sẽ được hút vào bóng hút. Rửa sạch bóng hút mũi cho lần nhỏ mũi sau. Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 4 lần hoặc hơn cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi nữa.
2. Cho bé tắm nước gừng ấm vì hơi nước gừng làm lỏng dịch trong mũi, từ đó giúp bé dễ dàng xì ra hoặc mẹ có thể dễ dàng làm sạch bằng dụng cụ hút mũi.
3. Day huyệt nghinh hương (còn gọi là huyệt xung dương, huyệt nghinh hương) để thông tỷ khiếu, thanh hỏa khí, tán phong nhiệt,… giúp trị viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi,… Huyệt này nằm ngay 2 bên cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng 1cm. Phụ huynh dùng đầu ngón tay day bấm huyệt nhẹ nhàng trong vòng 1 – 2 phút khi trẻ bị tắc mũi, chảy nước mũi. Mỗi ngày có thể thực hiện day huyệt nghinh hương của trẻ 5 – 7 lần tùy theo mức độ bệnh.
4. Thoa dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của trẻ, kết hợp massage vài phút. Hoặc có thể xoa dầu vào lưng và ngực trẻ.
Xem thêm:
Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài trong thời tiết giao mùa – Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
5. Giữ ấm cho trẻ bằng việc mang tất trong lúc ngủ.
6. Cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt.
7. Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây, sữa, súp hoặc các loại thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng và dễ làm sạch hơn. Nếu bé đang bú mẹ, mẹ nên tránh ăn đồ có quá nhiều dầu mỡ và chất béo. Bổ sung thêm vitamin và sắt vào chế độ dinh dưỡng của trẻ.
8. Giữ cho không khí phòng trẻ được khô, thông thoáng; hạn chế bé tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi hay thuốc lá…
Áp dụng những cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà ngày trên đây có thể giúp trẻ giảm tình trạng sổ mũi mới chớm ở những ngày đầu, hạn chế việc bệnh chuyển biến nặng hơn. Tuy nhiên, ba mẹ cần quan sát con trong những ngày bé sổ mũi, trong trường hợp trẻ bị sốt đi kèm các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi thì ngoài việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, ba mẹ nên cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn thông tin: Khi trẻ bị chảy nước mũi bố mẹ cần xử lý như thế nào? – Bệnh viện Medlatec
Xem thêm:
- Hiểm họa từ việc nằm than sau sinh – Những cách giữ ấm hiệu quả cho mẹ và bé
- Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không và giữ ấm đúng cách cho bé
- Sinh con thứ 3 và bí kíp giữ gìn tổ ấm hạnh phúc, viên mãn của các sao Việt
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!