Bật mí 10 cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả không chỉ an toàn lành tính mà chắc chắn sẽ giúp giảm đau rát và khó chịu trong miệng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách trị nhiệt miệng tại nhà không cần dùng thuốc là sử dụng nước muối, dầu dừa, trà hoa cúc, nha đam, baking soda… Nhiệt miệng là tình trạng khó chịu mà nhiều người gặp phải, gây đau đớn khi ăn uống. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Nhiệt miệng là tình trạng gì?
  • Các biện pháp trị nhiệt miệng tự nhiên và hiệu quả
  • Khi nào nên đi khám?

Nhiệt miệng là tình trạng gì?

Bạn sẽ thấy có lỗ nhỏ xuất hiện bên trong miệng, phần lưỡi và má, thường có màu trắng hoặc vàng. Tên khoa học của nó là aphthous stomatitis. Mọi người đều có thể bị tình trạng này.

Đôi khi, nhiệt miệng hình thành vì hành động cắn vào bên trong môi hoặc vùng da bên cạnh miệng (bên trong má), niềng răng cọ xát với mặt trong má, do căng thẳng quá mức, đánh răng với cường độ cao và đôi khi nó chỉ là do di truyền. Vậy làm sao để điều trị tình trạng khó chịu này.

Nhiệt miệng thường biến mất một cách tự nhiên, ngay cả khi không cần can thiệp gì cả. Nhưng nếu mụn nước lớn xuất hiện nhiều ngày không khỏi thì cần có những biện pháp khắc phục.

Nếu đi khám, bạn sẽ thường được kê toa nước súc miệng kháng khuẩn hoặc thuốc mỡ corticosteroid để giảm đau. Nếu không muốn dùng thuốc, bạn cũng có những lựa chọn thay thế khác.

Đeo niềng răng cũng dễ gây nhiệt miệng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại sao trong miệng lại xuất hiện mụn nước?

Mụn nước là tổn thương hoặc vết thương bên trong miệng. Nó thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, có thể có màu trắng hoặc vàng và có viền đỏ xung quanh.

Điều này khác với tình trạng mụn rộp, những triệu chứng chính của virus herpes simplex hoặc bệnh HSV. Vì mụn nước chỉ xuất hiện bên trong miệng, bên trong môi và má, trên lợi hoặc ở dưới và trên bề mặt lưỡi. Trong khi vết loét do virus herpes có thể xuất hiện ben ngoài, xung quanh miệng và người ngoài có thể nhìn được.

Có thể bạn chưa biết:

Những điều cần biết về nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Nguyên nhân chính xác gây ra các mụn nước hoặc vết loét trong mệng vẫn chưa xác định được chính xác. Nhưng theo các nghiên cứu, các yếu tố khác sau đây có thể là nguyên nhân:

  • Các chấn thương nhẹ ở miệng do việc đánh răng hoặc tai nạn khi chơi thể thao.
  • Kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate cũng có thể gây mụn nước.
  • Nhạy cảm với thực phẩm hoặc phản ứng dị ứng của cơ thể với thực phẩm như sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt và pho mát. Thức ăn cay hoặc có tính axit cũng có thể làm loét miệng.
  • Căng thẳng quá mức cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Ảnh hưởng của việc cơ thể thiếu hụt vitamin B-12, kẽm, folate hoặc sắt cũng được cho là nguyên nhân
  • Vi khuẩn có tên là helicobacter pylori gây ra loét dạ dày tá tràng cũng gây nhiệt miệng.
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Bệnh mãn tính gọi là bệnh celiac, một chứng rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với protein gluten.
  • Là triệu chứng của các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
  • Là một trong những triệu chứng của bệnh Behcet, một chứng rối loạn gây viêm khắp cơ thể.
  • HIV / AIDS làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Di truyền

Cách trị nhiệt miệng tự nhiên và hiệu quả

1. Sử dụng các loại thảo mộc và dầu tự nhiên

Dầu bạc hà và dầu khuynh diệp có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm cho bất kỳ vết thương nào trên cơ thể, kể cả mụn nước.

Các chất này sẽ làm se lại giúp đóng các mô xung quanh vết thương. Thêm vào đó, đặc tính làm mát, làm dịu da từ các loại dầu thiên nhiên này sẽ giúp vết thương mau lành.

Cách làm: Trộn 2 thìa dầu ô liu hoặc dầu hạt nho, 10 giọt tinh dầu bạc hà, 8 giọt tinh dầu khuynh diệp, cho vào bình xịt hoặc bình phun sương, sau đó xịt hơi nước.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ảnh: Unspash

2. Baking soda

Baking soda hoặc natri bicarbonate là một chất có tác dụng kháng khuẩn, khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Nó có hiệu quả chống nhiễm trùng miệng, xây dựng lớp bảo vệ trong miệng, để nhiệt miệng không tái phát.

Baking soda có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm và giảm đau. Chỉ cần trộn bột baking soda và một ít nước thành hỗn hợp sệt rồi lau nhẹ nhàng lên phần mụn nước, sau đó để 10 phút và rửa sạch bằng nước lạnh.

3. Túi trà hoa cúc

Hoa cúc được sử dụng như một loại thuốc an thần hoặc thuốc nhuận tràng vì nó được cho là tốt cho tiêu hóa. Nó cũng có đặc tính khử trùng giúp giảm viêm. Vì vậy trà hoa cúc là một cách trị nhiệt miệng hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy chuẩn bị một túi trà hoa cúc và nước, hoặc một thìa hoa cúc khô bọc trong trà ướt hoặc vải thưa, ngâm trong nước nóng từ 5 đến 10 phút, sau đó đắp lên vết thương 2 lần một ngày, nó sẽ có công dụng làm dịu và chữa lành vết thương.

4. Cây xô thơm

Cây xô thơm được sử dụng bởi các đầu bếp nhưng nó cũng được biết đến như một loại thảo dược giúp làm sạch miệng và điều trị các bệnh về răng miệng như mụn nước.

Chỉ cần dùng một nắm cây xô thơm tươi hoặc 2 thìa cây xô thơm khô cho vào nước đun sôi, sau đó súc miệng trong một phút. Sau đó súc miệng bằng nước lạnh, bạn sẽ thấy vết thương dịu hẳn.

5. Dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và là một loại thuốc kháng sinh và chống viêm hiệu quả. Chỉ cần chấm bông gòn với dầu dừa hoặc dùng ngón tay đã rửa sạch để bôi dầu dừa lên vết loét.

Ảnh: Freepik

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm sẽ rất hiệu quả trong việc trị mụn nước. Hãy súc miệng hoặc uống nước âm ấm sau đó bôi mật ong lên vết thương. Bạn nên làm điều này 2-3 lần mỗi ngày, thường là trước khi đi ngủ để giữ mật ong trong hơi nước lâu hơn.

7. Ớt Cayenne

Ớt cayenne chứa một chất làm dịu và cảm giác đau cho cơ thể, đây là cách trị nhiệt miệng ít người biết. Chỉ cần trộn ớt cayenne với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt và dùng bông tăm để chấm vào vết loét. Hãy làm điều này 2 đến 3 lần một ngày.

8. Nha đam

Một thìa nước ép nha đam trộn với một thìa nước, sau đó xoa lên chỗ bị đau 3 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng hiệu quả.

Ảnh: Freepik

Có thể bạn chưa biết:

9. Sữa chua

Ăn sữa chua ít nhất một lần một ngày có thể làm giảm cơn đau do mụn nước. Sự thiếu cân bằng vi khuẩn trong miệng là nguyên nhân phổ biến nhất của mụn nước. Trong sữa chua có chứa vi khuẩn từ quá trình lên men, giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn có thể trộn sữa chua với mật ong để tăng hương vị và đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

10. Nước muối là cách trị nhiệt miệng hiệu quả

Hãy trộn 1/4 thìa cà phê muối với 1/4 cốc nước và súc miệng 3 lần một ngày để mau khỏi bệnh

Làm thế nào để ngăn ngừa nhiệt miệng?

  • Tránh thức ăn có thể gây kích ứng miệng. Đặc biệt là những thực phẩm khiến bạn nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây và rau quả để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Có thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Hãy sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và tránh kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.
  • Nếu bạn đang niềng răng hoặc các có mang thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi bác sĩ về sáp chỉnh nha để che đi các cạnh sắc nhọn có thể gây ra vết loét miệng.
  • Tránh căng thẳng, có thể tập thiền để giữ bình tĩnh.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Sự xuất hiện của nhiệt miệng thường không nghiêm trọng và không phải là dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng có một số thời điểm bạn cần đến gặp bác sĩ nếu gặp phải các tình trạng sau đây:

  • Mụn nước lớn hơn bình thường.
  • Có nhiều nhiệt miệng
  • Xuất hiện vết thương mới trong khi vết loét cũ chưa lành
  • Sau hai tuần vẫn chưa khỏi bệnh
  • Mụn nước gây ra cơn đau dữ dội.
  • Gặp khó khăn trong ăn uống
  • Bị sốt trong khi miệng nổi mụn nước

Tốt nhất bạn hãy đi khám ngay khi gặp những biểu hiện kể trên. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp để điều trị tình trạng này và không bị biến chứng.

Theo theAsianparent Philippines

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Huyen Dang