Cách tính tuổi thai chính xác là gì? Việc tính tuổi thai không quá phức tạp nhưng đòi hỏi mẹ bầu phải nhớ được chính xác lần cuối cùng của ngày có kinh nguyệt là ngày nào. Thông thường từ lúc hình thành trong bụng mẹ cho đến ngày chào đời, bé sẽ trải qua 40 tuần thai hay tương đương với 280 ngày.
Nội dung bài viết:
- Những điều cần biết về tuổi thai
- Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh
- Yếu tố xác định sinh non, sinh đúng ngày và quá ngày
- Cách tính tuổi thai nếu không nhớ được chu kỳ kinh nguyệt
Những điều cần biết về tuổi thai
Ngay khi biết mình mang thai, câu hỏi đầu tiên mà hầu hết các mẹ bầu đều thắc mắc là chính xác mình đã mang thai được bao nhiêu tuần? Khi nào thì đến thời điểm dự sinh? Trên thực tế, mẹ hoàn toàn có thể tính toán được điều này nếu nắm vững kiến thức cơ bản như sau.
Bài viết liên quan
Tuổi thai là gì?
Việc biết được chính xác tuổi thai của em bé là điều rất cần thiết. Ngoài việc giúp mẹ kiểm tra mức độ phát triển của thai nhi, đây cũng là yếu tố quan trọng để mẹ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm sinh đẻ của mình. Nhờ biết tuổi thai, bác sĩ có thể biết được chi tiết về quá trình lớn lên và hoàn thiện cơ thể của thai nhi. Điều này sẽ giúp bác sĩ khám thai được dễ dàng, an toàn và chính xác hơn.
Quá trình mang thai thông thường được chia thành 3 giai đoạn như sau:
- Trong 3 tháng đầu: Tuần 1- tuần thứ 13 (bắt đầu từ khi trứng thụ tinh-tháng thứ 3)
- 3 tháng giữa: Tuần thứ 14-tuần thứ 27 (tháng thứ 3-tháng thứ 6)
- 3 tháng cuối: Tuần thứ 28-tuần thứ 42 (tháng thứ 6-tháng thứ 9)
Tính tuổi thai nên tính theo tuần hay theo tháng?
Phần lớn tuổi của thai nhi sẽ được tính theo từng tuổi. Lý do chính là cách tính này sẽ giúp mẹ bầu biết được cụ thể, chi tiết về quá trình lớn lên và phát triển của thai nhi chính xác hơn so với tính theo tháng. Hơn nữa, số ngày của các tháng không đồng đều nhau (có tháng 29, 30 hay 31 ngày). Do đó, xem cách tính tuổi thai chính xác là theo tuần, cách này sẽ mang độ chính xác cao và chất lượng hơn.
Xem cách tính tuổi thai chính xác và ngày dự sinh của mẹ bầu
Trên thực tế, tính tuổi thai không hề là chuyện quá phức tạp. Tuy vậy điều này đòi hỏi mẹ bầu phải nhớ được chính xác lần cuối cùng của ngày có kinh nguyệt là ngày nào. Thông thường từ lúc hình thành trong bụng mẹ cho đến ngày chào đời, bé sẽ trải qua 40 tuần thai hay tương đương với 280 ngày.
Ví dụ đơn giản như mẹ bầu có kinh nguyệt ngày đầu tiên của lần cuối cùng là mùng 1 tháng 1 và ngày kết thúc kinh nguyệt là 5 tháng 1 năm 2018. Do đó, mẹ có thể tính toán ngày dự sinh của mình như sau:
1. Đếm từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt lần cuối cộng với 9 tháng và cộng thêm 7 ngày
Ví dụ: 1/1/2018 + 9 tháng = 1 tháng 10 năm 2018. Sau đó cộng thêm 7 ngày. Vậy dự sinh của mẹ là ngày 8 tháng 10 năm 2018.
Bài viết liên quan
Cách dễ dàng để tính tuổi thai và dự tính ngày sinh chính xác
2. Đếm từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt và lùi lại 3 tháng rồi cộng thêm 7 ngày
Ví dụ: Ngày đầu tiên có kinh nguyệt là 1/1/2018. Đếm lùi lại 3 tháng sẽ là tháng 12, 11 và 10. Sau đó cộng thêm với 7 ngày nữa sẽ được 1+7=8. Vậy ngày dự sinh là 8 tháng 10.
Cả 2 phương pháp tính tuổi thai nói trên đều khá chính xác như nhau. Tùy theo mẹ thích cách nào thì tính theo cách đó cho tiện lợi. Tuy nhiên cách tính tuổi thai nhi này chỉ có kết quả chính xác khi mẹ nhớ được ngày kinh nguyệt của mẹ mà thôi.
- Trên thực tế, thường chỉ có từ 5-6% mẹ bầu là sinh con đúng như ngày dự sinh của mình. Còn đâu các mẹ khác thường sinh trước đó sớm hơn 1 tuần.
- Hơn 40% các mẹ sẽ sinh con quá ngày dự sinh, trong số đó 25% nhóm mẹ này có thể mang thai kéo dài tới tuần thứ 42
- 12% các mẹ sinh bé khi tuổi thai đã tới 43 tuần
- 3% mẹ bầu sinh con ở tuần thứ 44.
1. Sinh non
Nếu thai nhi chào đời từ tuần thứ 24 cho đến trước khi tròn 37 tuần tuổi (259 ngày) thì khi đó được sẽ gọi là sinh non và em bé chào đời được gọi là bé sinh thiếu tháng. Với các bé sinh trước 24 tuần thì hầu như cơ hội sống sót là rất ít, trường hợp này bác sĩ chuyên môn xem như là mẹ đã bị sảy thai.
2. Sinh đúng ngày dự sinh
Về mặt y học, nếu mẹ sinh từ tuần thứ 38 đến tuần thứ 42 thì được xem như là bé chào đời theo đúng ngày dự sinh.
3. Quá ngày dự sinh
Trẻ chào đời quá ngày dự sinh chỉ khi thai nhi đã tròn 42 tuần tuổi (294 ngày), tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Do đó, nếu mẹ sinh trước hoặc sau ngày dự sinh 2 tuần thì không cần lo lắng về vấn đề sức khỏe của con. Hoặc trường hợp đã đến ngày dự sinh mà bé vẫn chưa chịu chui ra thì mẹ cũng không cần quá ngạc nhiên. Nếu bác sĩ kiểm tra và không phát hiện các vấn đề bất thường thì cũng có thể ngày dự sinh bị sai lệch do kinh nguyệt của mẹ không đều đặn.
Nếu không nhớ được chính xác ngày kinh nguyệt của lần cuối cùng thì phương pháp tính tuổi thai ra sao?
Đây cũng là một trong các thắc mắc phổ biến của rất nhiều mẹ bầu. Với nhiều người, việc ghi nhớ chính xác thời điểm có kinh là điều khá khó khăn do một số yếu tố sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn
- Sử dụng thuốc tránh thai. Sau khi ngừng thuốc thì kinh nguyệt bị chậm nhiều tháng. Đến khi có các dấu hiệu ốm nghén thì mới biết mình mang bầu
- Các mẹ đang cho con bú và mang thai mà không hề biết điều này.
Với các trường hợp nói trên, ngay sau khi đi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra tử cung và tính tuổi thai dựa trên kích thước của tử cung. Với cách này mẹ sẽ biết được tuổi thai của em bé nhưng có thể ngày dự sinh sẽ bị sai lệch từ 1-2 tuần.
BSCK II Phạm Thị Tuyết Mai – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, nếu không nắm được chính xác chu kỳ kinh nguyệt thì thai phụ nên đi siêu âm để xác định tuổi thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi ít phụ thuộc vào yếu tố nào khác ngoài tuổi thai, nên siêu âm xác định tuổi thai có độ chính xác cao nhất.
Tuổi thai được xác định bằng cách đo kích thước túi thai hoặc chiều dài đầu-mông của thai nhi. Phương pháp này tuy có độ chính xác cao nhưng cần bác sĩ có trình độ chuyên môn và điều kiện trang thiết bị nhất định.
Vậy là giờ mẹ bầu có thể tự mình tính toán tuổi thai của con cũng như xác định ngày dự sinh cho mình được rồi. Từ thời điểm này, mẹ đừng quên chăm sóc bản thân, chú ý tới các vấn đề sức khỏe, chăm chút cho bữa ăn hàng ngày của mình để cả mẹ lẫn bé đều được khỏe mạnh trong suốt 9 tháng mang thai.
Nguồn tham khảo: Tuổi thai được tính từ khi nào? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
- Cách tính ngày dự sinh thế nào? Bé được bao nhiêu tuần thì đủ cứng cáp?
- 6 điều tuyệt vời thai nhi có thể học được ngay từ trong bụng mẹ
- Cách tính tuổi thai ivf dành cho cha mẹ đã đặt phôi thành công