5 cách rặn đẻ giúp mẹ tránh mất sức, bé nhanh ra đời

Với cách rặn đẻ nhanh, mẹ sẽ nhanh chóng đẩy được em bé ra ngoài mà không bị mất quá nhiều sức. Em bé cũng sẽ an toàn, khỏe mạnh hơn mà mẹ tránh được cái biến chứng phức tạp ở ống sinh cũng như hạn chế tình trạng băng huyết sau đẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách rặn đẻ nhanh, mẹ cần xác định cơn gò tử cung và thời điểm rặn đúng lúc. Thông thường, khi bắt đầu chuyển dạ thì tần suất cơn gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài chừng 10 – 15 giây với mức độ đau vừa phải.

Nội dung bài viết:

  • Mẹ cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý vững vàng cho quá trình rặn đẻ
  • Xác định cơn gò tử cung và thời điểm rặn đẻ đúng lúc
  • Điều hòa nhịp thở vào thời điểm chuyển dạ
  • Tư thế “chuẩn” trong quá trình vượt cạn
  • Cách rặn đẻ đúng cách

Trong suốt 9 tháng 10 ngày, ngày chuyển dạ là ngày mà các mẹ bầu vừa mong muốn và cũng là lúc mà các mẹ bầu lo sợ nhất. BS.CKI Lê Thị Kim Ngân, Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ “Những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau đều đặn và có chiều hướng ngày càng tăng lên cả thời gian và cường độ đau. Cơn đau sẽ kéo dài đến khi cổ tử cung mở trọn 10 cm cùng với sức rặn của thai phụ, thai nhi sẽ dần lọt qua khung chậu của người mẹ”. Vì thế, ngoài việc chịu đựng được cơn đau, mẹ bầu cần phải biết cách rặn đẻ nhanh để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bản thân.

Rặn đẻ đúng cách khi chuyển dạ có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm bớt sự vất vả trong ca sinh, rút ngắn quá trình vượt cạn của sản phụ. Nhờ đó bạn sẽ đỡ bị mất sức, tổn thương cơ quan sinh sản hoặc băng huyết, em bé cũng không bị ngạt khi cơn vượt cạn diễn ra quá lâu.

Mẹ cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý vững vàng cho quá trình rặn đẻ

Mẹ cần chuẩn bị kiến thức và tâm lý vững vàng cho quá trình rặn đẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cơn đau có thể sẽ ngày càng nhiều hơn đối với mẹ sinh thường vào thời điểm nhập viện và khám thai. Tuy vậy, mẹ nên nhớ rằng, công cuộc chuyển dạ sẽ dễ dàng hơn nếu mình nắm vững các kiến thức sinh nở cũng như hợp tác thật tốt với y tá, bác sĩ và tự tin vào chính bản thân mình.

Luôn tạo tâm lý cố gắng thoải mái và đừng quá sợ hãi. Đây là một hành trình hết sức tự nhiên. Mọi đau đớn rồi sẽ qua khi mẹ nhìn thấy bé yêu chào đời khỏe mạnh. Hãy nghĩ đến điều này như một động lực để mẹ được sinh đẻ thuận lợi hơn.

Xác định cơn gò tử cung và thời điểm rặn đúng lúc

Quá trình chuyển dạ có thể diễn ra trong một thời gian dài với tần suất, mức độ các cơn gò tử cung tăng dần. Thông thường, khi bắt đầu chuyển dạ thì tần suất cơn gò khoảng 10 phút/lần, kéo dài chừng 10 – 15 giây với mức độ đau vừa phải.

Sau đó, các cơn co bắt đầu xuất hiện dày hơn, đau hơn. Khi thấy có dấu hiẹu trên 3 cơn co trong 10 phút và kéo dài 30 – 40 giây, kết hơn cơn đau dữ dội) là đến thời điểm mẹ bắt đầu được rặn.

Xác định được cơn co và thời điểm rặn đẻ sẽ giúp mẹ bầu điều tiết hơi thở và rặn đúng lúc để cuộc sinh nở diễn ra suôn sẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu rặn đẻ không đúng cách có thể khiến thời gian chuyển dạ kéo dài, gây mệt mỏi và những tổn thương, biến chứng nặng nề ở người mẹ, đồng thời dễ khiến bé bị ngạt.

Điều hòa nhịp thở vào thời điểm chuyển dạ

Điều hòa nhịp thở vào thời điểm chuyển dạ

Các cơn co kéo đến theo tính chất chu kì và chia làm 3 giai đoạn (gọi là 3 thì) – thì co, thì kéo dài và thì nghỉ. Ở thì đầu tiên, mẹ sẽ cảm thấy bụng mình cứng lên và cơn đau tăng dần. Thì kéo dài là khi cơn đau đạt “đỉnh điểm”, sau đó, cảm giác đau giảm dần đi và ngừng hẳn – đó là thời điểm nghỉ – đây cũng là khoảng cách giữa các cơn gò.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách rặn đẻ không đau là mẹ bầu cần chú ý thở đúng thay vì kêu gào, la hét hay thở gấp gáp, mất nhịp… sẽ rất nhanh bị mất sức.

Hãy tập trung vào nhịp thở như sau:

  • Khi bắt đầu cảm nhận cơn co (thì đầu) thì tập trung vào hơi thở và thở nhanh dần đến khi cơn đau đạt đỉnh điểm (thì kéo dài). Hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, sao cho tạo ra âm thanh giống như tiếng rít hoặc tiếng huýt sáo nhỏ; cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh và nông hơn, tức là tăng dần đều tần suất nhịp thở từ thì co đến thì kéo dài.
  • Đến thì nghỉ (khi cơn đau giảm dần rồi ngừng) thì mẹ cũng giảm dần tần suất nhịp thở, thở chậm lại và sâu hơn rồi đưa nhịp thở về mức bình thường, nhẹ nhàng khi cơn đau ngừng để lấy lại sức và tích trữ năng lượng cho các cơn gò tiếp theo.
  • Lặp lại quy trình thở như trên.

Tư thế “chuẩn” trong quá trình vượt cạn

Tư thế của sản phụ khi sinh bé: nằm đầu cao một góc 45 độ, phần mông nâng lên một chút, hai tay nắm lấy 2 càng của bàn sinh. Hai chân đạp mạnh vào giá đỡ 2 chân.
Rặn đẻ trong lúc cơn gò bắt đầu xuất hiện, bằng cách phối hợp với các động tác hít thở làm sao cho nhịp nhàng và hiệu quả nhất.

Cách rặn đẻ đúng cách

Thông thường, khi xác định được thời điểm rặn và biết cách rặn đẻ đúng, mẹ chỉ mất một thời gian rất ngắn để đẩy em bé ra ngoài. Như đã nói, thời điểm rặn là khi các cơn gò kéo đến quá 3 lần trong 10 phút, kéo dài 30 – 40 giây và đau dữ dội, có cảm giác rất buồn rặn.

Lúc này, bác sĩ cũng sẽ nhắc nhở, hướng dẫn mẹ chuẩn bị lấy sức. Đầu tiên, khi cảm nhận cơn đau xuất hiện, bụng gò cứng dần thì mẹ hãy hít thật sâu sau đó nín thở, ngậm chặt miệng, tay nắm chặt vào thành giường và chân đạp mạnh vào bàn đạp phía cuối giường, giữ thẳng lưng áp sát vào mặt giường, cong mông về phía trước, dồn hơi và rặn thật mạnh để đẩy hơi xuống bụng dưới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp sắp hết hơi nhưng vẫn đau thì cách lấy hơi rặn đẻ là mẹ có thể hít tiếp một hơi khác và rặn tiếp cho đến khi cơn đau ngừng hẳn thì thở đều và sâu để lấy sức cho lần rặn sau. Lưu ý, trong quá trình rặn cố gắng ngậm chặt miệng để không phát ra tiếng rên la, có thể nhắm mắt và áp sát cằm về phía ngực.

Với cách rặn như thế này, mẹ sẽ nhanh chóng đẩy được em bé ra ngoài mà không bị mất quá nhiều sức. Em bé cũng sẽ an toàn, khỏe mạnh hơn mà mẹ tránh được cái biến chứng phức tạp ở ống sinh cũng như hạn chế tình trạng băng huyết sau đẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương