Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh giúp bé ăn ngon chóng lớn

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh có thể sẽ khác nhau tùy vào loại sữa con uống. Lượng nước, tỉ lệ nước và sữa còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Chính vì vậy, mẹ cần đọc kĩ các bước hướng dẫn trên bao bì sữa để biết liều lượng pha sữa cho trẻ sơ sinh.

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh, trước tiên mẹ cần hiểu tầm quan trọng của việc tiệt trùng dụng cụ pha sữa. Điều này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh cho bé không bị tiêu chảy từ các loại vi khuẩn xâm nhập vào dụng cụ pha sữa.

  • Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh – Chuyện tưởng dễ mà không hề dễ
  • Vậy cách pha sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng chuẩn
  • Lượng sữa bé cần ăn bao nhiêu là hợp lý
  • Mẹ cần lưu ý gì khi tập bú bình cho trẻ

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh – Chuyện tưởng dễ mà không hề dễ

Bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn cho con bú dòng sữa mẹ với nhiều chất dinh dưỡng lại an toàn cho con. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khiến mẹ ít sữa hoặc không có sữa, phải cho con nạp chất dinh dưỡng từ sữa công thức. Khi lựa chọn sữa công thức cho con ngoài việc tìm hiểu nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, mẹ cần nắm rõ hướng dẫn sử dụng, tỷ lệ pha sữa cho trẻ sơ sinh. Mỗi loại sữa sẽ có cách pha khác nhau do đó khi đổi sữa mẹ không nên chủ quan mà không đọc hướng dẫn. Việc chọn bình sữa và tiệt trùng các dụng cụ pha sữ cũng quan trọng không kém đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

Pha sữa không đúng cách (chẳng hạn pha quá loãng hoặc quá đặc) có thể khiến bé bị tiêu chảy, táo bón hay thậm chí là làm cho bé chậm tăng cân, còi cọc.

Cách pha sữa công thức – Chuyện tưởng dễ mà không hề dễ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Vậy cách pha sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng chuẩn

Mẹ có thể tham khảo 4 bước làm chuẩn chỉnh dưới đây

Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ pha sữa

Tất cả các dụng cụ pha sữa cho trẻ bao gồm bình sữa và núm vú cần được rửa sạch sẽ, tiệt trùng và phơi phóng cho khô ráo trước khi sử dụng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh cho bé không bị tiêu chảy từ các loại vi khuẩn xâm nhập vào dụng cụ pha sữa.

Cách tiệt trùng bình sữa mẹ có thể sử dụng sử dụng máy tiệt trùng hoặc đun sôi khử trùng cho bình sữa và dụng cụ cho con bú (có thể áp dụng hàng tuần hoặc trước khi cho bé  bú – bình sữa ấm sau khi tráng). Cho bình vào nồi nước đem đun sôi.

Sau khi sôi, có thể ngâm bình và núm vú trong nồi từ 20-30 phút. Sau đó vớt ra và tráng lại với nước đun sôi để nguội rồi phơi cho khô ráo.

Tiệt trùng các dụng cụ pha sữa (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bước 2: Mẹ cần rửa tay sạch sẽ mỗi lần chuẩn bị pha sữa cho con

Không chỉ dụng cụ pha sữa mà ngay cả bàn tay mẹ cũng tác động rất lớn đến chất lượng sữa con ăn. Vì vậy, mẹ cần rửa tay thật sạch sẽ mỗi khi chạm vào dụng cụ pha sữa của bé.

Bước 3: Đọc kĩ hướng dẫn cách pha sữa cho trẻ sơ sinh được in trên bao bì

Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh có thể sẽ khác nhau tùy vào loại sữa con uống. Lượng nước, tỉ lệ nước và sữa còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Chính vì vậy, mẹ cần đọc kĩ các bước hướng dẫn trên bao bì sữa để biết liều lượng pha sữa cho trẻ sơ sinh. Việc thay đổi tỉ lệ pha sữa chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ mà thôi. Đây là bước ảnh hưởng đến cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Bước 4: Đun sôi nước và để nguội ở nhiệt độ 37-40 độ C để pha sữa

Nên đun sôi rồi để nước nguội ở nhiệt độ cần thiết (không pha với nước nguội đã để lâu). Ước tính lượng sữa con bú cho một bữa rồi đổ lượng nước tương ứng vào bình. Nhiệt độ sữa cho trẻ sơ sinh uống là 37-40 độ C.

Dùng muỗng đo lường có sẵn đong lượng sữa theo hướng dẫn. Mẹ cần gạt lượng bột sao cho vừa bằng với mép của muỗng đong để tránh sữa quá đặc hoặc quá loãng mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Cho sữa vào bình, đậy nắp lại và lắc từ từ cho bột sữa tan đều.

Ngoài ra mẹ cũng lưu ý:

  • Nếu bé ăn không hết thì mẹ có thể uống nốt giúp con chứ không nên ăn đi ăn lại, vừa mất đi hàm lượng dinh dưỡng lại có nguy cơ khiến bé dễ bị tiêu chảy.
  • Trước khi cho bé ăn sữa, mẹ nhớ kiểm tra lại nhiệt độ của sữa một lần nữa bằng cách đổ ra mu bàn tay.
  • Bột sữa sau khi mở ra chỉ nên dùng trong vòng một tháng. Không dùng sữa quá hạn cho bé.

Lượng sữa bé cần ăn bao nhiêu là hợp lý

Cách pha sữa cho bé sơ sinh cần nhớ là lượng sữa con ăn sẽ tăng dần từ ít lên nhiều qua các tháng tuổi.

Lượng ăn trung bình của một em bé thường là như sau:

Trong 24 giờ đầu tiên, bé chỉ ăn được tầm 5-7ml/lần vì lúc này kích thước dạ dày của trẻ còn rất nhỏ (tương đương với một quả anh đào). Bé có thể bú từ 8-12 cữ/ngày.

  • 3 ngày kế tiếp,  dạ dày trẻ sơ sinh đã bằng một quả bóng bàn. Vì thế trẻ có thể ăn 22-27ml/lần ăn.
  • 7 ngày sau sinh, dạ dày con đã tương đương với một quả mận to. Lúc này con cần ăn từ 45-60ml sữa/lần.
  • 30 ngày sơ sinh đầu tiên, dạ dày của bé bằng một quả trứng vịt. Bé đã có thể ăn được 80-150ml cho một lần ăn.

Từ 1-6 tháng tuổi, lượng ăn sữa của bé sẽ tăng dần và phụ thuộc vào cân nặng của trẻ.

  • 4 tuần đến 3 tháng: Con có thể ăn 90-120mlx6 lần/ngày
  • 3 đến 6 tháng: Bé có thể ăn khoảng 120-230mlx 5 lần/ ngày

Từ 6 tháng trở đi, con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm nên lượng sữa có thể giảm đi tùy theo lượng ăn dặm của trẻ. Tuy vậy mẹ vẫn cần lưu ý rằng, thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa cho đến khi bé tròn 12 tháng tuổi.

  • 6 đến 9 tháng: 125-250mlx5 bữa/ngày
  • 9-12 tháng: 125-250mlx4 bữa/ngày
Lượng sữa bé cần ăn bao nhiêu là hợp lý? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ cần lưu ý gì khi tập bú bình cho trẻ

  • Không phải bé nào cũng chịu bú bình ngay từ đầu, mẹ nên nhớ đừng đè ép ngay trong lần đầu tập cho con, tuy nhiên cũng phải kiên trì và dứt khoát.
  • Mẹ có thể kiếm vú giả giống núm vú bình cho con tập trước, cho bé tiếp xúc với bình trước khi tập bú.
  • Nên tập ti bình vào ban ngày và vào thời điểm thoải mái của bé
  • Đánh lạc hướng khi tập: cho bé quay ra ngoài nhìn xung quanh thay vì nhìn về phía mẹ.
  • Trong trường hợp bé bú bình và cai hẳn sữa mẹ, hãy chọn núm vú có lỗ thoát nhỏ nhất, để dòng sữa chảy ra chậm giúp con dễ chấp nhận hơn.
  • Khi chọn sữa công thức, nên chọn sữa có hương vị giống sữa mẹ nhất vì sữa mẹ được trẻ tiếp nhận từ ban đầu và sẽ ghi nhớ hương vị này.
  • Chai sữa nên được làm ấm nhưng chú ý không làm nóng đến mức khiến trẻ bị bỏng.

Bài viết của

Minh Hương