Cách nấu cơm nát cho bé ăn dặm ngon miệng

Bên cạnh cách nấu cơm nát cho bé, mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều axit amin amino, các hợp chất chống viêm, vitamin và khoáng chất tốt cho phát triển thể chất của trẻ.

Cách nấu cơm nát cho bé với nồi cơm điện của gia đình. Cách làm này nhanh và tiện hơn, con ăn cơm chín đều, rất ngon, mà lại mềm.

  • Khi nào có thể cho bé ăn cơm nát?
  • Cách làm cơm nát cho bé ăn dặm
  • 1 số gợi ý thực đơn cơm nát cho bé

Bé bắt đầu ăn cơm nát từ mấy tháng tuổi

Theo phương pháp truyền thống, bé sẽ ăn cơm nát từ sau 1 tuổi trở đi. Với các mẹ cho con ăn dặm theo kiểu Nhật thì thời gian bé chuyển sang cơm nát thường sớm hơn (nếu tuân thủ đúng trình tự thì bé sẽ bắt đầu ăn cháo hạt vỡ hoặc cơm nát từ tháng thứ 9-11.

Tuy nhiên, ngày nay phương pháp ăn dặm cho trẻ rất linh  hoạt. Quan trọng nhất là dựa vào khả năng nhai nuốt của trẻ. Một số bé có thể ăn cơm nát ngay từ khi (7-8) tháng hoặc muộn hơn.

Nhưng dù ăn theo phương pháp nào đi chăng nữa thì mẹ cũng nên chờ qua 7 tháng là tốt nhất vì thời điểm này trẻ đã dần quen với việc ăn dặm, khả năng nhai nuốt của con cũng tốt hơn.

Bé bắt đầu ăn cơm nát từ mấy tháng tuổi? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Trong giai đoạn chuyển cho trẻ từ ăn cháo bột sang ăn cơm nát, mẹ cần cho bé thời gian làm quen, để hệ tiêu hóa của con quen dần với hình thức cơm này. Do đó mẹ có thể chia làm 2 giai đoạn ăn cơm nát như sau:

  • Cơm thật nát: Chỉ bớt nhão hơn cháo đặc 1 chút. Có thể cho bé ăn cơm này khi con bắt đầu mọc răng hàm, cần ăn thức ăn mềm, dễ ăn
  • Cơm nát bình thường: Khi con đã quen ăn cơm thật nát và khả năng nhai đã tốt hơn.

3 cách nấu cơm nát cho bé

Thực tế là việc nấu cơm nát cho bé đơn giản hơn mẹ tưởng rất nhiều. Dưới đây là 3 cách phổ biến nhất mà mẹ có thể áp dụng:

Cách nấu cơm nát cho bé với nồi cơm điện của gia đình

Cách 1:

  • Vo gạo, bỏ nước, nấu cơm chung cho cả gia đình như bình thường. Khi nồi cơm gần chuyển từ nút đỏ sang vàng (chế độ hâm) thì lấy ra một bát con cơm vừa với lượng ăn của bé.
  • Cho thêm nước rồi bỏ cả chén trở lại vào nồi, bật nút nấu (chuyển nút đỏ) lần nữa.
  • Khi cơm chín, sẽ có cơm cho cả nhà và cơm nát cho bé ăn riêng.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 cái bát ăn cơm
  • Mẹ có thể nấu cơm nát cùng lúc với khi nấu cơm cho cả nhà, tỉ lệ nấu cơm nát cho bé là 2 thìa canh gạo pha cùng 1/3 bát nước cho vào bát con đó, để nguyên bát cho ngay giữa nồi cơm chuẩn bị nấu cho cả nhà. Khi cơm chín, con sẽ có 1/2 bát cơm như của người lớn.
  • Khi nồi cơm gia đình vừa chín tức là bát cơm của con cũng đã được nấu xong.
  • Cách làm này nhanh và tiện hơn, con ăn cơm chín đều, rất ngon, mà lại mềm. Cha mẹ cũng có cơm ngon vừa miệng.
Mẹ nên chờ qua 7 tháng là tốt nhất vì thời điểm này trẻ đã dần quen với việc ăn dặm (Nguồn ảnh: istockphoto)

Dùng cơm của người lớn đã nấu chín

Lấy cơm của người lớn đã nấu chín, cho thêm nước, đặt lên bếp, nấu lửa yếu trong 5 phút, tắt lửa, đậy nắp, hấp trong 5 phút. Vậy là mẹ đã có cơm nát cho bé ăn rồi. Đây là cách nấu cơm nhão cho bé khá nhanh và tiện.

Cách nấu cơm nát cho bé bằng nồi áp suất

Một số mẹ muốn nấu nhiều và để đông rồi rã đông cho bé ăn trong vài ba ngày. Vậy thì mẹ có thể sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm nát cho bé.

Cho ít gạo và nước vào bát như nấu cơm bình thường. Đặt bát đó vào nồi áp suất đun khoảng 15-20 phút. Đảm bảo cơm chín, nát mềm và ngon.

Một số thực đơn ăn dặm với cơm nát

Khi bé ăn được cơm nát cũng là lúc trẻ nên tập được ăn các loại thức ăn riêng rẽ. Cách này sẽ giúp trẻ học và cảm nhận được mùi vị của đồ ăn cũng như chuyển sang giai đoạn nhai nuốt tốt hơn.

Ngoài ra, giai đoạn trẻ ăn cơm nát cũng nên được kết hợp đa dạng thực phẩm khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển. Dưới đây là một số thực đơn cơm nát mẹ có thể tham khảo cho bé yêu:

Thực đơn 1: Cơm nát, bí đỏ xào kale, sinh tố kale, canh kale, trứng-cá hấp

Lợi ích dinh dưỡng của rau kale

Loại rau này chứa nhiều đạm, đáp ứng các dưỡng chất thiết yếu như canxi giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa thiếu máu, vitamin A, protein và rất ít chất béo và calo. Khi bé ở độ tuổi từ 8 đến 10 tháng tuổi thì các mẹ hãy tập cho bé ăn cải kale.

Dinh dưỡng từ bí đỏ

Chứa tinh bột, protein, carotene, vitamin B, vitamin C và canxi, phốt pho. Vị ngọt thơm, rất thích hợp cho bé ăn dặm.

Lợi ích dinh dưỡng từ trứng và cá

Cung cấp nguồn đạm dồi dào, mềm, thơm nên bé có thể nhai nuốt dễ dàng.

Thực đơn 2: Cơm nát, canh chùm ngây, cá trắm sốt dứa

Dinh dưỡng từ rau chùm ngây

Chứa rất nhiều axit amin amino, các chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm. Ngoài ra, loại thực này cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, B, C và E, rất tốt cho phát triển thể chất của trẻ.

Lợi ích dinh dưỡng từ cá trắm

Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Loại cá này lại rất dễ tiêu hóa, mỡ cá là một loại axit béo không no có tác dụng phát triển trí não với trẻ em.

Mẹ nên bổ sung thường xuyên các loại rau củ trong thực đơn các món cho bé ăn cơm nát (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thực đơn 3: Cơm nát, canh bó xôi, cá sốt

Giá trị dinh dưỡng của cải bó xôi:

Cải bó xôi có thành phần dinh dưỡng rất tốt, trong đó có sắt bổ máu; vitamin A tốt cho mắt và tăng cường sức đề kháng; Canxi và Vitamin K tốt cho răng và xương. Chính vì vậy đây là loại rau mẹ nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn các món cho bé ăn cơm nát.

Lợi ích dinh dưỡng từ cá

Cá bổ sung cho bé một lượng a-xit béo, omega -3, thành phần rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé. Trong cá hàm lượng chất béo bão hòa thấp nhưng lại rất giàu Protein, Vitamin D cùng với các dưỡng chất khác.

Hi vọng rằng với cách nấu cơm nát đơn giản như trên, mẹ đã cảm thấy dễ dàng hơn trong công cuộc nấu món ăn dặm cho bé yêu rồi.

Bài viết của

Minh Hương