Cách kiềm chế cảm xúc khi mang thai, nắm được kĩ năng kiểm soát cảm xúc thai kỳ có thể giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng trầm cảm nguy hiểm.
Vì sao cảm xúc khi mang thai của mẹ bầu lại trở nên nhạy cảm, thất thường?
Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ thay đổi về vóc dáng, ngoại hình mà ngay cả tâm sinh lý cũng thay đổi theo. Đa số phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường trở nên khó tính, hay cáu gắt và lo âu mọi thứ. Không chỉ vậy, họ còn một loạt những thay đổi khác mà ngay cả họ cũng không nhận ra.
Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, hormone Estrogen và Progesterone tăng lên, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc. Từ đó, khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ khóc hơn.
Những căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khi mang thai như: Con có khỏe mạnh, phát triển bình thường không? Liệu mình có thể chăm sóc tốt cho con được không? Điều này cũng khiến thai phụ mệt mỏi, tâm lý bất ổn và hay khóc khi mang thai.
Thêm vào đó phụ nữ mang thai hay khóc cũng có thể do mệt mỏi, kiệt sức vì bị ốm nghén, chán ăn, thường xuyên buồn ngủ và không thể tập trung cho công việc, cuộc sống hàng ngày.
Cảm xúc thất thường, mẹ mau nước mắt có ảnh hưởng đến thai nhi?
Nhìn chung đây không phải là điều có hại đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Tuy vậy, một khi sự thay đổi thất thường về cảm xúc của mẹ trở thành các cơn căng thẳng nghiêm trọng thì vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng như:
- Mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, dễ đau đầu và buồn nôn nhiều hơn.
- Căng thẳng quá mức còn có thể khiến mẹ sinh non và dễ bị tăng huyết áp. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của thai nhi.
- Mẹ hay khó chịu, nóng giận cũng góp phần vào tính cách của bé sau khi ra đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các trẻ sinh ra từ những người mẹ này thường khó nuôi, cáu kỉnh và ít hòa đồng với người khác.
- Cảm xúc thất thường, tâm trạng hay thay đổi, khó kiểm soát còn có xu hướng dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai, một điều vô cùng nguy hiểm với sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi.
Các cách kiềm chế cảm xúc khi mang thai
Những bà mẹ có đời sống tinh thần lý tưởng, có thái độ lạc quan về sinh đẻ, thời kỳ có thai sống bình thản và thoải mái thì lúc sinh đẻ sẽ thuận lợi, đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Do đó, vận dụng các cách kiềm chế cảm xúc khi mang thai là điều cần thiết với mọi mẹ bầu. Mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Luôn đảm bảo cơ thể khỏe mạnh trong thai kỳ
Làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên làm việc nặng và quá sức. Mẹ có thể đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên, vận động, tập thể dục, …
Mẹ cũng hãy quan tâm đến vóc dáng và các cách dưỡng da cho bà bầu thay vì cứ mãi lo âu, phiền muộn. Cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt.
Từ đó tránh được các biến chứng thai kỳ, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn trong quá trình mang thai.
Chia sẻ cảm xúc với những người thân thiết xung quanh
Hãy tâm sự những điều làm mẹ sợ hãi và lo lắng với người thân. Những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chia sẻ những tâm sự vui, buồn của mình với người khác để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống.
Cứ khóc nếu cần thiết
Hiểu rõ về sự thay đổi cơ thể mình trong quá trình mang thai sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ dàng hơn với những cảm xúc thất thường này. Mẹ hãy chấp nhận và để nó đến một cách tự nhiên. Khi khó chịu, giận dữ, muốn khóc, mẹ nên tìm một góc yên tĩnh, cho mình cơ hội để đối mặt với cảm xúc của bản thân.
Ngoài ra chọn ăn các thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng, nghe nhạc cùng con yêu những phút rảnh rỗi, ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành, mát xa và ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ buổi tối, …
Mẹ bầu nên có những thói quen lành mạnh, thư giãn, … một khi tâm lý thoải mái sẽ có cách kiềm chế cảm xúc khi mang thai hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Những biểu hiện tâm lý khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thay đổi thất thường như thế nào?
- Mẹ bầu dễ khóc khi mang thai – Những thay đổi thất thường này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?