10 bài tập nâng cao tập trung và thực hành chánh niệm cho trẻ hiếu động

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Con bạn là 1 em bé nhiều năng lượng, không khi nào ngồi yên. Bạn muốn dạy con tập trung hơn để sau này kết quả học tập có thể tốt hơn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây về cách dạy trẻ hiếu động tập trung để thử áp dụng cho em bé nhà mình nhé.

Vì sao cần phải dạy trẻ chánh niệm?

Kể cả khi bạn đã được nghe rất nhiều lần rằng chánh niệm tốt cho sức khỏe thì việc biến nó trở thành 1 phần của cuộc sống hằng ngày là khá khó khăn, nhất là khi bạn có quá nhiều mối bận tâm. Với trẻ em nhiều năng lượng (thực tế thì gần như đứa trẻ nào cũng như vậy), việc làm bọn trẻ chậm lại và suy nghĩ 1 chút thực sự là 1 thử thách.

Trẻ con luôn có quá nhiều việc phải làm, việc nào cũng làm bọn trẻ hứng thú và vội vã cả. Ngồi yên 1 chỗ thật là khó, nhất là khi có nhiều thứ làm xao nhãng bọn trẻ nên chúng khó mà tập trung được. Đôi khi điều tốt nhất bạn có thể làm là 1 vài giây tạm nghỉ trước khi bọn trẻ lại đầy năng lượng trở lại.

Các nghiên cứu đã cho thấy thực hành chánh niệm có khả năng cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội của trẻ em. Trẻ em, đối tượng cực kỳ hiếu động và nhiều năng lượng nếu được cha mẹ hướng dẫn thực hành chánh niệm thì có thể mang lại nhiều lợi ích bất ngờ.

Hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, chánh niệm (mindfulness) là tập trung 1 cách có chủ ý toàn bộ nhận thức vào 1 thời điểm nhất định trong hiện tại. Khi dạy trẻ học cách tập trung, bạn sẽ dạy con những phương pháp để chậm lại dòng suy nghĩ, giảm sự phân tâm và nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh. Điều này cực kỳ hữu ích đối với trẻ có vấn đề về tập trung ở trường học.

Cách dạy trẻ hiếu động thực hành chánh niệm

Trong trường hợp bạn và gia đình chưa quen với chánh niệm, hãy bắt đầu bằng các bài tập thực hành giác quan, sau đó kết hợp thêm với luyện tập nhận thức về suy nghĩ và cảm xúc khi con đã quen dần. Khi áp dụng để dạy bé ba mẹ có thể bổ sung các câu hỏi như: “Con có suy nghĩ gì lúc này?” hoặc “Con đang nghĩ gì thế” khi đang cùng con thực hành các bài tập.

Đi bộ

Đi bộ là cách đơn giản và nhẹ nhàng để dạy trẻ hiếu động tập trung. Khi đi bộ cùng con, hãy hỏi con về những thứ con nghe thấy, ngửi thấy và nhìn thấy, đồng thời kể lại cho con những điều bạn quan sát được ở môi trường xung quanh và hỏi lại xem bé có cảm nhận được những điều đó giống bạn hay không.

Với số thứ có thể đụng chạm như lá cây, đá, cỏ, cát, xi măng…, hãy thử đố bé tìm ra điểm khác biệt về mùi vị, nhiệt độ hay trọng lượng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thổi 1 quả bóng bay với ít lần lấy hơi nhất

Thay vì để trẻ thổi bóng 1 cách nhanh nhất có thể, hãy dạy trẻ tập trung và thổi bóng với số lần lấy hơi ít nhất có thể. Nhờ cách này trẻ sẽ lấy hơi lâu và chậm hơn để lượng không khí thổi vào quả bóng nhiều nhất sau mỗi lần thổi.

Chơi trò quan sát

Trước tiên bạn dành 1 phút quan sát xung quanh và ghi nhớ mọi thứ. Sau đó hãy yêu cầu bé nhắm mắt lại và ghi nhớ tất cả mọi vật xung quanh, rồi đổi lượt. Nếu xung quanh có quá nhiều đồ vật, hãy tập trung vào 1 phần cụ thể, ví dụ như “tất cả đồ vật treo trên tường” chẳng hạn.

Thử thách với xúc giác và vị giác

Bạn để bé nhắm mắt lại rồi dẫn bé đi quanh phòng, sờ vào nhiều đồ vật khác nhau rồi đoán tên đồ vật bé đang chạm phải (đồng hồ, quả táo, xe ô tô đồ chơi…). 1 cách chơi khác là để bé đoán tên đồ vật dựa trên mùi vị (các loại thức ăn trong bếp hoặc đồ vật có mùi trong nhà tắm như nến, hoa, xà phòng…). Thậm chí mẹ có thể thử cho bé ngửi những chiếc tất đã qua sử dụng để xem bé có đoán được không.

Cách dạy trẻ hiếu động thực hành chánh niệm nhờ âm nhạc

Khi cùng con nghe 1 bài hát, hãy cố ghi nhớ những âm thanh từ những loại nhạc cụ, âm điệu, sự thay đổi nhịp độ… Bạn và bé cùng thử nhận ra những âm thanh tự nhiên như tiếng động vật hay những âm thanh thường nhật như tiếng còi xe, tiếng người nói chuyện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ví dụ khi cho bé nghe âm thanh trong rừng rậm, hãy để bé phân biệt tiếng chim hót, khỉ kêu, tiếng nước chảy hay gió thổi…

Vẽ lên lưng

Khi chơi trò này, hãy dùng ngón tay vẽ lên lưng bé và yêu cầu bé đoán xem bạn vẽ gì và ngược lại. Trò chơi này có tác dụng kích thích xúc giác và trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời làm trẻ tập trung hơn vào đường đi của ngón tay bạn.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà bạn có thể thay đổi 1 chút cho phù hợp. Đối với bé còn nhỏ, hãy bắt đầu bằng việc vẽ các hình dạng quen thuộc (hình vuông, hình tròn..), đếm số gạch nối hoặc đường kẻ… Khi trẻ lớn hơn hãy khuyến khích trẻ vẽ chữ cái, chữ số hoặc viết thành 1 từ hoàn chỉnh…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kiểm tra 5 giác quan

Mẹ và bé có thể chơi trò này ở bất cứ nơi nào và bất cứ đâu. Hãy để trẻ nhận biết được những gì mình ngửi thấy, nghe thấy, nếm thấy, nhìn thấy và cảm thấy về 1 sự vật như quả dâu bé mới ăn vài phút trước hay vị kem đánh răng con đánh lúc sáng. Mẹ cũng có thể hỏi trẻ về cảm nhận khi mặc 1 món đồ (vải tiếp xúc với da bé mềm hay cứng….), khi bé bị muỗi đốt hay khi trẻ ngồi lên 1 chiếc ghế da.

Thăng bằng trên bụng

Thử thách trẻ giữ thăng bằng cho nhiều món đồ khác nhau trên bụng khi hít vào và thở ra. Hỏi bé đâu là đồ vật dễ thăng bằng nhất trên bụng, nếu để thêm 1 món đồ thì bé có giữ thăng bằng được như vậy nữa không. Để bé có hứng thú, bạn có thể cho bé chơi với dàn đồ chơi nhồi bông của bé và hỏi bé xem chú gấu bông yêu thích của con có thích chơi cưỡi bụng không chẳng hạn.

Thử thách mùi vị

Mẹ dùng những loại đồ ăn khác nhau để chơi trò đoán tên cùng bé, giúp bé tập trung vào vị giác. Đồ ăn gợi ý cho mẹ là các loại hoa quả, thạch, nước trái cây, bánh quy hoặc bất cứ thứ gì trẻ thích. Trò chơi này cũng là cơ hội dạy bé phân biệt sự khác nhau về kết cấu của thực phẩm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngồi thiền

Đối với trẻ nhỏ, việc ngồi thiền có vẻ hơi khó khăn do trẻ dễ bị xao nhãng. Hay thay đổi 1 chút để bé dễ làm quen hơn bằng cách ngồi cùng bé, sau đó yêu cầu bé tập trung chú ý vào đôi chân rồi từ từ qua các bộ phận khác lên đến đầu để tìm ra cảm giác, suy nghĩ cũng như cảm xúc của bé. Mẹ cũng không nên đánh giá hay phán xét bất cứ điều gì nhé.

Dạy con không hề đơn giản, dạy bé thực hành chánh niệm để nâng cao khả năng tập trung và tăng cường cảm nhận của bé lại càng khó hơn. Hãy dành thêm thời gian cho bé để cùng bé có những trải nghiệm tuyệt vời trong hành trình khôn lớn của con nhé.

Theo popsugar

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi