Điều đầu tiên bố mẹ cần nhớ khi tìm hiểu cách dạy trẻ biết đọc sớm là không so sánh sự phát triển của con mình với những em bé khác. Bố mẹ chỉ cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn những hoạt động phù hợp cho trẻ trong số 7 gợi ý dưới đây.
Nói chuyện với trẻ
Ngôn ngữ nói là nền tảng của việc đọc. Đây là một số việc để bạn giúp trẻ yêu thích ngôn ngữ:
- Kể những câu chuyện về gia đình bạn
- Nói chuyện với trẻ nhiều nhất có thể
- Hỏi trẻ thật nhiều câu hỏi
- Khuyến khích trẻ nói ra những điều trẻ nghĩ
- Hỏi về những hoạt động trong ngày của trẻ
- Cho trẻ thời gian tìm từ ngữ bé muốn dùng
- Hát những bài hát
Khiến cho việc đọc trở nên thú vị
Đọc có thể là một trò chơi vui vẻ không chỉ cho bố mẹ mà còn cho cả gia đình:
- Đọc với sự hào hứng và kịch tính. Dùng những tông giọng khác nhau cho những nhân vật trong chuyện. Dùng tên trẻ thay cho tên nhân vật
- Đọc lại cuốn truyện yêu thích của trẻ nhiều lần
- Khuyến khích trẻ tham gia vào câu chuyện
- Chỉ vào từ ngữ khi đọc
- Đọc nhiều thể loại truyện: thơ, tạp chí, báo, truyện tranh
- Khuyến khích bạn bè, người thân tặng truyện cho bé
Bạn càng thích đọc sách, con bạn cũng sẽ càng thích đọc.
Đọc sách hàng ngày
Trẻ thích những thói quen. Hãy biến đọc sách thành hoạt động trẻ mong muốn mỗi ngày.
- Đọc sách với trẻ từ khi bé còn rất nhỏ
- Dành riêng thời gian trong ngày cho việc đọc
- Chọn nơi đọc sách thoải mái
- Chọn nhiều thể loại sách
- Với trẻ nhỏ, mỗi lần đọc sách chỉ nên kéo dài 10 phút thay vì đọc 30 phút một lần
- Đọc chậm để trẻ tưởng tượng những câu chuyện đang đọc
- Mang theo sách khi trẻ ra ngoài chơi
Làm gương cho bé
Bố mẹ chính là tấm gương mẫu mực nhất của trẻ. Nếu bé thấy bố mẹ đọc sách vì niềm vui, bé sẽ hiểu rằng đọc là một hoạt động rất thú vị. Bạn còn có thể chia sẻ nhiều hoạt động đọc hàng ngày cho trẻ. Ví dụ như:
- Đọc công thức nấu ăn, nhãn thực phẩm, lịch trình, bản đồ, hướng dẫn, tờ quảng cáo
- Đọc các chỉ dẫn giao thông, trong nhà hàng, cửa hàng
- Tìm thông tin ở sách nấu ăn, từ điển,…
- Đọc thư, tin nhắn gửi đến cho bạn bè, người thân
Nói chuyện về sách
Nói chuyện về những cuốn sách bạn đã đọc cũng quan trọng như việc đọc sách. Thảo luận về một cuốn sách sẽ giúp trẻ hiểu và kết nối với trải nghiệm riêng của trẻ. Bé cũng sẽ học được thêm những từ và cụm từ mới.
- Hỏi về thể loại sách bé thích đọc
- Kể cho bé nghe về những cuốn sách yêu thích thời nhỏ của bố mẹ
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và bình luận về câu chuyện và hình ảnh của cuốn sách
- Nhìn vào bìa sách và tên cuốn truyện cùng trẻ, hỏi trẻ nghĩ về câu chuyện trong sách
- Khuyến khích trẻ biện luận về cuốn sách. Bé đồng ý hay không đồng ý với tác giả? Vì sao?
- Cho trẻ suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó hỏi trẻ suy nghĩ gì về cuốn sách sau một vài ngày.
Lắng nghe trẻ đọc sách
Khi trẻ học đọc, cả nhà hãy lắng nghe bé đọc thật đó. Đọc là cách để giúp trẻ luyện tập và rèn luyện kỹ năng của mình. Quan trọng nhất, hãy nghe và không ngắt lời trẻ.
- Cho trẻ thấy bạn hứng thú với câu chuyện bằng cách thể hiện sự thích thú và hỏi câu hỏi
- Cho trẻ thời gian đánh vần những từ khó
- Lựa chọn sách không quá khó cho trẻ
- Khuyến khích trẻ lắng nghe chính mình đọc sách
- Thay phiên bố mẹ và bé kể chuyện
- Nói về câu chuyện sau khi đọc để chắc chắn trẻ hiểu câu chuyện
Thể hiện rằng bố mẹ đánh giá cao nỗ lực của trẻ
Đây là một vài cách bạn có thể cho trẻ thấy rằng bạn hoàn toàn tự tin vào khả năng đọc của trẻ:
- Biết rõ khả năng của trẻ, dùng thông tin đó một cách tích cực. Chọn sách và những hoạt động đúng khả năng của trẻ.
- Kiên nhẫn, linh hoạt trong các hoạt động giúp trẻ đọc
- Cho trẻ thấy bố mẹ coi bé là một người biết đọc đã trưởng thành, và khích lệ nỗ lực đọc sách của bé
Vậy cách dạy trẻ biết đọc sớm hiệu quả nhất chính là thường xuyên đọc sách cùng trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ với những câu chuyện. Không cần phương pháp khoa học phức tạp. Chính sự hào hứng và ham đọc sẽ giúp trẻ tự mình khám phá những con chữ.
Xem thêm
- Đọc sách cho bé – Cách đọc và đọc sách gì để phát triển trí não bé hoàn hảo..
- Con ghét đọc sách vì mẹ ép đọc sách từ nhỏ!
- LỜI KHUYÊN VỀ ĐỌC SÁCH CHO BÉ TẬP ĐI – theAsianparent Vietnam