Cách dạy trẻ 3 tuổi nghe lời răm rắp mà không cần roi vọt

Cách dạy con 3 tuổi biết nghe lời trước tiên là cha mẹ phải cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi trẻ "lên cơn" ương bướng, khó bảo. Nếu bạn không giữ được bình tĩnh và nổi nóng theo thì trẻ sẽ càng lì tới cùng dẫn tới vấn đề không được giải quyết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời không dễ dàng chút nào đối với nhiều bậc cha mẹ vì độ tuổi lên 3 là độ tuổi trẻ trở nên ẩm ương và cực kỳ bướng bỉnh.

“Khủng hoảng tuổi lên 3” khiến nhiều cha mẹ khổ sở và mệt mỏi vì trẻ quá lì lợm, cứng đầu và luôn chống đối lại những yêu cầu từ người khác. Vậy có cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh nào thực sự hiệu quả để cha mẹ nhàn hơn không?

Vì sao trẻ 3 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời?

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi trở nên cực kỳ khó bảo là vì ở giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển vượt trội về thể chất và tinh thần. Nhận thức của trẻ rõ ràng khiến trẻ có tâm lý và hành vi chống đối, khóc lóc, hay ăn vạ và thích làm theo ý muốn riêng của mình.

Tuy nhiên, đây là hiện tượng tâm lý hết sức bình thường mà hầu như đứa trẻ nào cũng trải qua nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Chỉ cần nắm vững tâm lý trẻ nhỏ cũng như các mẹo để dạy trẻ lì lợm thì giai đoạn tuổi lên 3 sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời cha mẹ nào cũng áp dụng được

Ở mốc giai đoạn phát triển đặc biệt này, cha mẹ cần giữ được sự nhất quán và quyết tâm khi dạy con để tạo nền tảng cho trẻ hình thành nhân cách tốt.

1. Luôn giữ bình tĩnh để không la mắng trẻ

Cách dạy con 3 tuổi biết nghe lời trước tiên là cha mẹ phải cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình mỗi khi trẻ “lên cơn” ương bướng, khó bảo. Nếu bạn không giữ được bình tĩnh và nổi nóng theo thì trẻ sẽ càng lì tới cùng dẫn tới vấn đề không được giải quyết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi khi trẻ khóc lóc hay ăn vạ, cha mẹ hãy dùng thái độ mềm mỏng và nhẹ nhàng để nói chuyện với trẻ, tự khắc trẻ sẽ dịu xuống lại thay vì dùng cách la mắng để “tấn công” trẻ.

2. Nhẹ nhàng nhưng cương quyết khi dạy trẻ

Thời nay nếu cha mẹ cứ giữ quan điểm “yêu cho roi cho vọt” thì thật là sai lầm. Khi trẻ ở trong giai đoạn ẩm ương, khó bảo thì dùng cách đánh mắng sẽ càng khiến trẻ lì lợm và chống đối nhiều hơn.

Vì vậy, đừng “dại dột” đối đầu với trẻ mà cha mẹ hãy dùng phương pháp “mềm nắn rắn buông”.

Khi trẻ có hành vi không nghe lời, cha mẹ hãy từ tốn nói chuyện và chỉ ra lỗi sai của con. Có thể phân tích cả những thiệt hơn cho trẻ hiểu (Ví dụ nếu con thức khuya không chịu đi ngủ thì mai dậy sớm sẽ rất mệt mỏi hoặc con ăn kẹo nhiều quá răng sẽ sâu vừa xấu lại vừa đau).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ cũng có thể tinh ý khi đưa ra nhiều lựa chọn cho trẻ thay vì áp đặt. Ví dụ thay vì bắt trẻ ngồi xuống ăn cơm, hãy hỏi trẻ hôm nay con thích ăn trứng hay ăn thịt. Việc này sẽ khơi gợi hứng thú và khiến trẻ có cảm giác được cha mẹ coi trọng hơn.

3. Động viên và khen ngợi khi trẻ ngoan ngoãn

Những lời khen ngợi là nguồn động lực lớn nhất để khiến trẻ con làm điều gì đó. Vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện và hành vi ngoan ngoãn, tự giác thì cha mẹ hãy tích cực động viên cũng như khen ngợi.

Bạn cũng có thể thưởng cho trẻ một phần thưởng nhỏ như gói bánh hoặc món đồ chơi. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý phần thưởng chỉ nên là lâu lâu chứ không nên thường xuyên. Nếu không, trẻ sẽ dần mặc định phải có phần thưởng trẻ mới làm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Học cách nói chuyện hiệu quả với trẻ

Cách cha mẹ giao tiếp với con cái cực kỳ quan trọng. Phương pháp trò chuyện với con tốt nhất là khi trẻ không cảm nhận sự lấn át quá nhiều như ra lệnh nhưng bạn vẫn giữ được vị thế cha mẹ của mình.

Thay vì đứng chỉ tay từ xa và quát nạt con, hãy nhẹ nhàng kéo ghế ngồi cạnh trẻ. Hãy giữ thái độ trò chuyện nhẹ nhàng, thấu hiểu nhưng không đánh mất uy quyền của mình.

5. Để trẻ được tự lập 

Tuy trẻ chỉ mới 3 tuổi nhưng ở tuổi này trẻ đã đủ nhận thức nên cha mẹ rất nên tạo cơ hội để trẻ tự lập trong hành vi và suy nghĩ. Những công việc hàng ngày như ăn cơm, thay quần áo hoặc dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong là những việc nên tập cho trẻ thói quen tự giác thay vì cha mẹ làm giúp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lần đầu chưa quen trẻ có thể rất lóng ngóng. Nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn chỉ dạy cho con. Dần dần, trẻ sẽ quen hơn và tự mình học được cách chăm sóc bản thân từ sớm. Lúc này thì cha mẹ sẽ rất khỏe và nhàn trong việc nuôi dạy con.

Một trong những cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời hiệu quả nhất chính là coi trẻ như một người trưởng thành. Lúc đó, trẻ cảm nhận được trách nhiệm của mình nên sẽ tự khắc chững chạc và nghiêm chỉnh hơn.

Quá trình rèn giũa, uốn nắn một đứa trẻ từ khi lọt lòng là một “nhiệm vụ” cực kỳ khó khăn nhưng cũng không kém phần thú vị dành cho cha mẹ. Dù nhiều thử thách ban đầu nhưng việc nuôi dạy một đứa trẻ cũng mang lại nhiều bài học ý nghĩa cho cha mẹ.

Chúc bạn áp dụng thành công và vượt qua giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” một cách nhẹ nhàng nhất nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Theo