Cách dạy con nghe lời, những bí quyết nho nhỏ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong công cuộc dạy trẻ, nhất là ở độ tuổi 3-5, khi trẻ đã bắt đầu có chính kiến và cũng dễ ăn vạ hơn.
Dạy trẻ 3-5 tuổi – Hành trình đầy thử thách đối với người làm cha làm mẹ
Khi trẻ bước vào tuổi thứ 3 trở đi, hẳn nhiều bố mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy rối bời trong công cuộc dạy con. Trước đây nói gì bé cungc ngoan ngoãn nghe theo. Giờ thì con sẵn sàng gào khóc chỉ vì một điều trẻ không vừa ý.
Nếu bạn theo ý bé để con ngừng các trận ăn vạ, lâu dần bé sẽ càng trở nên khó tính và khó thỏa hiệp hơn.
Vì sao bé lại thay đổi như vậy?
Từ 3 tuổi, biểu hiện về cái tôi của trẻ đã hình thành.Trong suốt giai đoạn mẫu giáo, cái tôi phát triển mạnh và dần trở thành ý thức về bản thân. Đây có thể coi là đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo đặc trưng nhất. Trẻ một mặt muốn tách mình ra khỏi người lớn. Mặt khác, lại muốn bắt chước cách cư xử như người lớn.
Đây cũng là thời điểm mà phương pháp giáo dục trẻ của các bố mẹ nên có sự linh hoạt, mềm dẻo. Nếu chỉ chăm chăm bắt con nghe lời mình, bé sẽ càng phản kháng.
Về lâu về dài điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới tính cách trẻ, khả năng kiểm soát cảm xúc, xử lý vấn đề của trẻ cũng như mối quan hệ giữa bố mẹ và bé.
Làm thế nào để không phải dùng roi vọt đối với trẻ đang trong lứa tuổi mẫu giáo ?
Người Việt xưa có câu “thương cho roi cho vọt” để thấy phương pháp giáo dục truyền thống vẫn nghiêng về sự áp đặt của cha mẹ với con cái.
Tuy nhiên, xu hướng giáo dục trẻ hiện đại ngày nay cần chú trọng tới việc “Giúp trẻ kiểm soát cảm xúc trong cơn giận dữ, hướng trẻ tới cách xử lý vấn đề, lắng nghe trẻ và đi tới cùng tìm ra giải pháp hợp lý cho cả bố mẹ và trẻ”.
1. Khi trẻ không nghe lời, giận dữ phản kháng hãy tạo cho bé góc bình tĩnh
Ném đồ, la hét, khóc lóc, lăn ra sàn nhà … là những hành vi bộc phát dễ thấy ở trẻ nhỏ khi không được đáp ứng những yêu cầu của bản thân. Lúc này mọi nỗ lực của bố mẹ để con bình tĩnh sẽ thật không dễ dàng. Và nhiều bố mẹ cũng lựa chọn cách giải quyết như la mắng, dỗ con hay để con vào phòng một mình.
Nhưng những cách giải quyết này không những không khiến con bình tĩnh hơn mà còn khiến con hình thành những thói quen tiêu cực trong cách ứng xử với mọi người.
Vì thế trong nhà nên có một không gian nho nhỏ, sạch sẽ có thể với một chiếc ghế để con học cách bình tĩnh, để con thấy thoải mái hơn, giúp trẻ lấy lại nguồn năng lượng tích cực.
2. Lắng nghe trẻ – Cách dạy con nghe lời
Khi trẻ hư dưới góc nhìn của bố mẹ, bạn sẽ chỉ nhìn thấy trẻ có lỗi, ương bướng và khó bảo. Trên thực tế trẻ cũng có lý do của trẻ khi có thái độ như vậy.
Đây là lúc bố mẹ cần sáng suốt, bỏ qua cái tôi và tư tưởng “mình là bố, là mẹ nên mình có quyết bắt con phải nghe theo”. Thay vào đó, các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên bố mẹ hãy thực hiện các bước sau:
- Đưa trẻ vào góc bình tĩnh như đã nói ở trên
- Bố mẹ cũng cần giữ bình tình và có cái nhìn khách quan
- Khi trẻ đã bình tĩnh và hết gào khóc, hãy hỏi xem bé có muốn nói chuyện không
- Hỏi lý do vì sao trẻ lại cư xử như vậy
- Lắng nghe trẻ giải thích và bày tỏ ý kiến của mìn
- Lúc này hãy giải thích cho trẻ nếu trẻ làm sai
- Hỏi thử bé xem bé muốn xử lý vấn đề như thế nào
- Lắng nghe đề xuất và lựa chọn của trẻ
Các bố mẹ hãy cùng tham khảo cách dạy trẻ “cực hư” theo phương pháp của chương trình Supernanny
Hành trình dạy con luôn đòi hỏi bố mẹ phải kiên nhẫn và kiên trì. Hi vọng với những típ như trên, bố mẹ sẽ có thêm cách để giúp trẻ phát triển tâm lý, cảm xúc trong giai đoạn tuổi mẫu giáo này.
Xem thêm:
- Cách dạy con ngoan biết nghe lời mà cha mẹ cần phải biết
- Có gì khác nhau giữa cách dạy con trai và con gái?
- 5 cách dạy con ngoan nghe lời từ những hành động nhỏ nhưng thay đổi lớn!
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!