Cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh bằng các bài tập đơn giản

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh gần như đơn giản và hiệu quả nhất là các bài tập kéo căng và định vị, thực hiện hàng ngày sẽ giúp cải thiện tật vẹo cổ, nghiêng đầu cho trẻ. Cùng tìm hiểu nhé!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị vẹo cổ

Tật vẹo cổ còn có tên gọi khác là tật cổ xoay. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê thì cứ 250 trẻ sinh ra là có 1 trẻ bị chứng vẹo cổ. Để biết trẻ có bị vẹo cổ hay không, ba mẹ hãy để ý các triệu chứng sau:

  • Trẻ chỉ thích nghiêng đầu về một hướng và cằm thì nghiêng sang hướng ngược lại
  • Gặp khó khăn khi xoay mặt về phía bên bị bệnh
  • Chỉ thích bú một bên ngực vì xoay về bên ngược lại trẻ sẽ thấy khó chịu
  • Mẹ sờ vào vùng cổ sẽ thấy có khối u bất thường ở cổ trẻ

Khi con có những biểu hiện trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn kỹ hơn với trường hợp của bé.

Vẹo cổ trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh vẹo cổ nhìn chung không gây đau đớn cho trẻ, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ có thể gây nhiều biến chứng lâu dài cho trẻ, chẳng hạn như:

  • Đầu lép: Bé nằm nghiêng một bên khi ngủ quá lâu có thể khiến đầu bé bị thon và dẹt
  • Mặt bị lệch: Bé có xu hướng nghiêng đầu theo một bên sẽ khiến một bên mặt bị bất đối xứng so với bên còn lại
  • Rối loạn xương: Đầu bị nghiêng sang một bên thì các phần khác của cơ thể cũng sẽ sắp xếp không bình thường, dễ dẫn đến các biến chứng về xương như loạn sản xương khuỷu, bàn chân khoèo,…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vẹo cổ

Để tìm hiểu cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh, mẹ cần biết nguyên nhân vì sao trẻ bị vẹo cổ để có hướng điều trị phù hợp:

Vẹo cổ bẩm sinh

Đây là trường hợp trẻ mới sinh ra đã bị vẹo cổ và phần cổ sẽ tiếp tục phát triển như vậy trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân trẻ vẹo cổ có thể là do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Ngôi thai mông
  • Mắc kẹt trong ống sinh, phải nhờ sự hỗ trợ của kẹp forcep hoặc giác hút để đưa bé ra ngoài, khiến cổ trẻ bị kéo căng
  • Chấn thương trong quá trình sinh
  • Đốt sống cổ của trẻ có bất thường
  • Thai nhi bị thương từ những tác động vật lý lên tử cung người mẹ

Vẹo cổ do bệnh lý

Nếu mới sinh ra cổ bé vẫn bình thường mà sau một thời gian trẻ bị vẹo cổ thì đó có thể là do trẻ đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Lệch mắt: Vì cố gắng để nhìn rõ mọi vật, bé sẽ thường xuyên nghiêng đầu, điều này khiến cơ SCM bị căng ra, dẫn đến chứng vẹo cổ
  • Trẻ sơ sinh thường có thói quen nghiêng đầu: Đây là tình trạng chung của đại đa số các bé sơ sinh trong 12 tháng đầu và chúng sẽ biến mất sau khi bé được 5 tuổi
  • Nhiễm trùng mũi họng: Các bệnh lý như nhiễm trùng amidan, sùi vòm họng và viêm tai giữa có thể gây viêm cơ cổ, dẫn đến khớp chẩm – đốt bị trật. Các khớp bị trật sẽ khiến đầu bé bị nghiêng, gây ra chứng vẹo cổ
  • Thương tích: Bé có thể bị vẹo cổ do các chấn thương trực tiếp.
  • Nhiễm trùng cột sống cổ: Việc nhiễm trùng cột sống cổ và các mô xung quanh cũng có thể gây ra tình trạng này

Cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh

Đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân

Khi nghi ngờ trẻ bị vẹo cổ, mẹ trước nhất nên đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh thông qua các phương pháp:

  • Kiểm tra trực tiếp
  • Chụp X-quang
  • Siêu âm

Với trường hợp trẻ vẹo cổ là do bệnh lý, bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh mà bé đang gặp phải. Nếu trẻ vẹo cổ là do bẩm sinh, bên cạnh bác sĩ sẽ có các bài tập để nắn cổ lại cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh bằng các bài tập

Ba mẹ có thể trực tiếp tập cho bé nhưng cần nhờ các chuyên gia vật lý trị liệu nhi khoa huấn luyện kỹ. Song song với việc luyện tập, ba mẹ cần thường xuyên đưa bé đi khám để đánh giá tiến độ điều trị. Nếu thực hiện đúng cách, tật vẹo cổ ở trẻ sẽ được cải thiện trong 2 – 6 tháng, và khoảng 12 tháng đối với trường hợp bệnh nặng. Sau đây là một số bài tập phổ biến:

  • Đặt bé lên giường hay vào nôi, trẻ bị vẹo cổ bên nào, ba mẹ đứng ở bên ngược lại để bé phải nghiêng qua bên đó khi muốn nhìn thấy cha mẹ
  • Thụ động kéo cổ trẻ nghiêng về phía bên lành, hoặc thụ động kéo xoay mặt trẻ về bên bệnh
  • Cho trẻ nằm sấp trên một tấm chăn hay bề mặt mềm, để đồ chơi trước mặt trẻ và chơi cùng với trẻ, cách này giúp cơ cổ trẻ cứng cáp hơn
  • Giữ thẳng đầu trẻ khi ẵm, bú hay ngủ, cho trẻ bú bên ngực ngược lại với hướng nghiêng đầu của bé

Cách chữa vẹo cổ cho bé bằng phẫu thuật

Một số trường hợp trẻ 18 tháng tuổi trở lên, cơ cổ vẫn yếu và các bài tập vật lý trị liệu chưa đủ sức để cải thiện tình trạng vẹo cổ của bé thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình cho bé. Phẫu thuật sẽ giúp kéo dài các cơ cho trẻ và giúp trẻ có thêm cơ hội phục hồi cao hơn.

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh và những cách chữa vẹo cổ trẻ sơ sinh hiệu quả. Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị vẹo cổ, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để điều trị sớm cho bé nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy