Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? Khi con yêu gặp trường hợp này, chắc hẳn ba mẹ cũng đang lo lắng đúng không nào! Bạn hãy cùng theAsianparent tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
Tại sao bé bị trào ngược dạ dày?
Thông thường, các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn rằng bất kỳ tình trạng trào ngược dạ dày nào cũng là bệnh lý. Tuy nhiên, theo các bác sĩ khoa nhi, đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Thực tế, chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường có 2 trường hợp là do bệnh lý và trào ngược dạ dày sinh lý.
Trào ngược dạ dày do bệnh lý
Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày. Những dị tật này có khả năng khiến cho cơ thắt thực quản dưới của bé yếu, từ đó đẩy thức ăn trào lên thực quản.
Một số trường hợp trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh… cũng tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày do sinh lý
Đây là trường hợp thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc các thiên thần nhỏ được cho ăn quá no hay cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.
Đôi khi, thủ phạm cho tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc mẹ cho bé bú sai tư thế. Thực tế, phần lớn chị em thường có thói quen vừa nằm vừa cho con bú vào ban đêm.
Tuy nhiên, với tư thế này, dạ dày của con sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống đến dạ dày, sẽ lại bị trào ngược lên miệng bé. Vì hệ tiêu hóa trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh và ổn định kết hợp cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều nên dễ bị ngào ngược thức ăn.
Cách phân biệt trào ngược dạ dày do bệnh lý và sinh lý
Nếu tình trạng trào ngược xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không gây ra triệu chứng nào khác, đây là trào ngược dạ dày sinh lý. Với trường hơp này, con yêu vẫn tăng cân và ăn uống tốt.
Trong khi đó, trào ngược dạ dày do bệnh lý thường sẽ kéo dài hơn, đồng thời kèm theo những triệu chứng lâm sàng khác nhau như:
- Con quấy khóc liên tục, la hét lớn, thậm chí là cong lưng, uốn người nhằm giảm cảm giác khó chịu do dạ dày đang bị trào ngược.
- Giong khàn, hơi thở khò khè, đặc biệt là khi ngủ.
- Luôn trong trạng thái cáu kỉnh và khó chịu.
- Xuất hiện tình trạng nôn trớ sau mỗi lần cho bú hay ăn, có thể nôn trớ sữa lên mũi.
- Có dấu hiệu đau tại vùng ngực, bụng
- Không muốn bú sữa, thường lấy tay đẩy mẹ ra, quấy khóc trong và sau khi bú, giật mình thức giấc vào ban đêm.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Thông thường, bệnh trào ngược dạ dày không quá nghiêm trọng nên ba mẹ cũng không nên điều trị phức tạp. Tuy nhiên, một số mẹo có thể mà bạn có thể tham khảo để giúp con không bị nôm nửa, trào thức ăn ra ngoài.
- Hạn chế cười đùa, nô nghịch với con trong khi ăn và sau khi ăn
- Không cho trẻ ăn quá no, nên để con ăn lượng vừa phải, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Luôn giữ cho bé thẳng người khi ăn, cho con ngồi ăn chứ tuyệt đối tránh cho bé nằm ăn.
- Cho trẻ nhỏ ngậm ti giả
- Chuẩn bị khăn trước khi cho bé ăn
Nếu trong trường hợp con bị trào ngược gây sặc sữa kèm theo biểu hiện tím tái, ngưng thở, bạn nên kích thích trẻ thở bằng cách cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ lưng.
Hành động này sẽ giúp sữa chảy ra. Ngay sau đó, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt nhé.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em thường đòi hỏi sự kiên nhẫn cùng phối hợp giữa gia đình và bác sĩ. Vì thế, bạn hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc để con yêu mong chóng vượt qua tình trạng khó chịu này nhé.
Xem thêm:
- Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khác với chúng ta như thế nào?
- Cách cho bé bú dặm thêm sữa ngoài vẫn an toàn cho tiêu hóa của bé
- Cách cho bé ợ hơi chuẩn không cần chỉnh, bé luôn ợ dễ dàng!