Bệnh ngủ ngáy có nguy hiểm không? Làm sao để chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em sao cho hiệu quả là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm. Ngủ ngáy là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ. Tuy không quá nguy hiểm song các mẹ không nên lơ là. Một số trường hợp có thể dẫn đến đến nguy cơ rối loạn thở. Để chữa bệnh ngủ ngáy cho bé, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy

Trước tiên, các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến cho trẻ ngáy khi ngủ. Theo đó, trẻ có thể gặp một hoặc nhiều vấn đề sau:

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy

  • Viêm VA, amidan
  • Vùng họng có hạch
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm xoang gây nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng
  • Cảm cúm
  • Dị dạng lệch vách ngăn
  • Thừa cân, béo phì
  • Sống trong nhà có người hút thuốc lá
  • Đường thở của trẻ bị hẹp

Trẻ em ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Không ít phụ huynh thắc mắc liệu tình trạng ngủ ngáy có ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ không. Thông thường, ngủ ngáy chia thành hai dạng là ngủ ngáy sinh lý và bệnh lý. Nếu việc ngủ ngáy sinh lý không đáng lo ngại thì ngược lại, ngủ ngáy bệnh lý có thể gây ra nhiều nguy cơ. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách điều trị.

Ngủ ngáy sinh lý

Đây là tình trạng bình thường ở trẻ. Nguyên do là trẻ bị gỉ mũi, khoang mũi của trẻ khi mới sinh vẫn còn nhỏ và hẹp dẫn đến ma sát không khí nên gây ra ngáy. Khi trẻ lớn hơn, khoang mũi sẽ rộng ra, tình trạng ngủ ngáy sẽ tự động mất đi.

Ngủ ngáy sinh lý là tình trạng bình thường

Ngủ ngáy bệnh lý

Thường thì càng lớn, trẻ sẽ càng ít ngủ ngáy. Khi ngáy thì âm thanh cũng sẽ nhỏ dần. Nếu trẻ từ 3 – 10 tuổi vẫn ngủ ngáy và ngáy to, rất có thể trẻ gặp tình trạng ngủ ngáy bệnh lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khác với ngủ ngáy sinh lý, ngủ ngáy bệnh lý thường kèm theo rối loạn nhịp thở. Thậm chí, trẻ còn xuất hiện hiện tượng ngừng thở. Khi hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ, cơ thể lập tức nhận ra nên gây tăng huyết áp. Đồng thời, não cũng bị kích thích, tỉnh giấc ngủ và nồng oxy trong máu giảm.

Sự rối loạn hơi thở và ngưng thở khi ngủ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ như:

  • Bị mất ngủ dẫn đến buồn ngủ vào ban ngày, hay mệt mỏi, mất tập trung
  • Rối loạn thở làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, dẫn đến đái dầm
  • Giảm sản xuất hormone tăng trưởng, khiến trẻ chậm tăng trưởng và phát triển
  • Rối loạn thở tăng việc đề kháng với insulin, dẫn đến tình trạng béo phì
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh phổi

Những triệu chứng trẻ ngủ ngáy các mẹ cần lưu ý

Nếu phát hiện trẻ ngủ ngáy kèm theo các biểu hiện sau, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám:

  • Thường xuyên ngáy to, hơi thở hổn hển
  • Đái dầm mà không có nguyên nhân
  • Thay đổi về tâm lý và hành vi như tâm trạng bất ổn, dễ bị kích động, cáu gắt
  • Buồn ngủ vào ban ngày

Cách chữa chứng ngủ ngáy ở trẻ em

Để tìm phương pháp điều trị hiệu quả, mẹ cần biết rằng trẻ đang có tình trạng ngủ ngáy sinh lý hay bệnh lý. Nếu nguyên nhân là do viêm VA hay viêm amindan gây cản trở đường thở, bạn có thể cân nhắc cho trẻ nạo VA hoặc cắt amindan theo chỉ định của bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể áp dụng nhiều cách để giúp bé khắc phục tình trạng ngủ ngáy

Ngoài ra, mẹ cũng có thể giúp con khắc phục ngủ ngáy bằng cách:

  • Giảm cân nếu trẻ có dấu hiệu béo phì
  • Cho trẻ tránh xa khói thuốc lá
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giúp bé dễ thở hơn khi ngủ
  • Dọn dẹp phòng và các vật dụng như chăn ga gối để phòng ngủ luôn thoáng mát, tránh các tác nhân dị ứng
  • Tập cho bé ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa
  • Nhỏ nước muối sinh lý cho bé trước khi đi ngủ

Kết

Ngủ ngáy không phải tình trạng quá hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu ngủ ngáy do nguyên nhân bệnh lý thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu tích về chứng ngủ ngáy cũng như cách chữa bệnh ngủ ngáy ở trẻ em.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ