Các phản xạ không điều kiện của trẻ sơ sinh (phản xạ sơ sinh) là những hành động không kiểm soát được. Mẹ có thể thường xuyên thấy chúng, đó là phản xạ “tìm kiếm”, phản xạ bú, phản xạ với âm thanh, phản xạ nắm lấy lòng bàn tay,…Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh
- Phản xạ “tìm kiếm”
- Phản xạ bú
- Phản xạ moro (phản xạ giật mình)
- Phản xạ tonic
- Phản xạ nắm lấy lòng bàn tay
- Phản xạ bước
Phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh
Phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh là những hành động không kiểm soát được. Nó được thể hiện một cách tự phát hoặc là một phần trong chuyển động bình thường của bé. Đồng thời, phản xạ nguyên thủy của trẻ sơ sinh cũng có thể là cách để con đáp lại hành động hoặc nhận một số kích thích. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ thông qua não bộ và hệ thần kinh để xem bé có phát triển bình thường không. Các phản xạ không điều kiện sẽ xảy ra và biến mất vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của con. Hãy cùng theAsianparent Việt Nam tìm hiểu các phản xạ này ở bé sơ sinh nhé!
Khám phá thêm:
Phản xạ “tìm kiếm”
Phản xạ xảy ra khi em bé sẽ quay đầu và mở miệng theo hướng tay chạm vào miệng. Sau đó, con sẽ cố gắng nắm lấy một thứ gì đó trong không khí. Phản xạ “tìm kiếm” sẽ giúp con tìm được sữa mẹ và bình sữa để bú và hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể. Phản xạ này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng và biến mất sau 4 tháng tuổi.
Phản xạ bú
Đây là một trong những phản xạ sơ sinh tuyệt vời nhất. Phản xạ này xảy ra liên tục khi mẹ dùng tay chạm vào miệng con hoặc dùng ngón tay kích thích lên môi bé. Mẹ thường làm điều này để xem con có vấn đề gì về miệng không. Lúc này, bé sẽ có phản ứng là ngậm tay mẹ.
Cách tập phản xạ cho trẻ sơ sinh: Mẹ hãy nhẹ nhàng kích thích miệng con bằng cách chạm núm ti của mẹ vào gần miệng. Lúc này bé sẽ quay sang hướng má bị chạm ngay lập tức, thường con sẽ mở miệng khá rộng. Phản ứng này này nhanh nhạy chứng tỏ trẻ sơ sinh càng giỏi trong việc tìm thấy núm vú mẹ để bú sữa.
Sau khi tìm thấy núm vú của mẹ thì bú mút là phản ứng tiếp theo của bé. Em bé đã tập luyện phản xạ này ngay từ những tháng đầu của thai kỳ thông qua hoạt động uống nước ối, sau đó là mút ngón tay ở tam cá nguyệt thứ 2. Nên bất cứ trẻ sơ sinh nào cũng biết tìm vú và bú mút.
Phản xạ moro (phản xạ giật mình)
Phản xạ này xảy ra khi trẻ sơ sinh bị kích thích bằng âm thanh trong khi trẻ đang nằm hoặc di chuyển. Lúc này, con sẽ bối rối và nắm thật chặt tay mẹ như muốn ôm. Phản xạ với âm thanh sẽ giảm dần khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Nếu bé sơ sinh không có phản xạ này, có thể con đã bị tổn thương não hoặc liệt dây thần kinh cánh tay.
Phản xạ tonic là một trong các phản xạ không điều kiện của trẻ sơ sinh
Phản xạ tonic hay còn gọi là phản xạ cổ. Phản ứng này xảy ra khi trẻ nằm ngửa và giữ đầu hướng về một bên. Lúc này, cánh tay bé sẽ được mở rộng, đồng thời cánh tay đối diện sẽ bị uốn cong ở vùng khuỷu tay. Phản ứng cổ thường xảy ra ở trẻ từ 2-3 tháng tuổi và đôi khi có thể kéo dài đến 5-6 tháng tuổi.
Phản xạ nắm lấy lòng bàn tay
Phản xạ nắm lấy lòng bàn tay xảy ra khi ngón tay mẹ đưa vào hoặc chạm vào lòng bàn tay của trẻ. Lúc này, trẻ sẽ uốn cong các ngón tay để cầm và nắm chặt bàn tay một lúc. Loại phản xạ này có ở trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng đầu và kéo dài đến 5-6 tháng tuổi.
Nếu bé không có phản xạ này thì có thể là bé đã bị yếu cơ. Hoặc bé nắm chặt tay quá mức mà không thả ra thì chứng tỏ cơ thể bé đang có vấn đề bất thường. Lúc này, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Khám phá thêm:
Phản xạ bước
Đôi khi, trẻ sơ sinh sẽ bước đi như thể con đang đứng bằng chân chạm vào một bề mặt phẳng và rắn. Phản xạ này xảy ra khi bố mẹ bế trẻ ở tư thế đứng. Với đầu hơi mở rộng về phía trước, trẻ sơ sinh sẽ bước từng bước một, chân này trước rồi đến chân kia. Phản xạ này thường có ở các bé mới sinh ra và sẽ biến mất khi trẻ được 5-6 tháng tuổi.
Bài viết trên đã đề cập đến các phản xạ không điều kiện của trẻ sơ sinh. Đây là những biểu hiện bình thường vì não bộ của con chưa hoàn toàn phát triển và sẽ dần mất khi trẻ lớn lên. Nếu cha mẹ thấy con có những phản ứng kiểu này thì không cần lo lắng! Tuy nhiên, nếu nghi ngờ những phản xạ này có vấn đề và chưa biến mất như mong đợi, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia để được cho lời khuyên.
Theo theAsianparent Thái Lan
Xem thêm:
- Bạn có muốn biết về các phản xạ của trẻ sơ sinh?
- Giải mã các loại phản xạ khác nhau của trẻ sơ sinh
- Phản xạ của trẻ sơ sinh nói lên tính cách và sức khỏe của bé