Các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ ba mẹ nên ghi nhớ ngay!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc-xin tiêm phòng chính là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh trong suốt cuộc đời. Ngoài những mũi vắc-xin trong danh sách tiêm chủng mở rộng 2019, cha mẹ có thể tiêm thêm các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Vì sao tiêm chủng lại quan trọng?

Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh. Và đã có khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa vắc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân.

Tiêm chủng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại: Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm.

Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm. Do đó trẻ có thể phát triển thể chất và trí não bình thường. Ngoài ra, tiêm chủng giúp các gia đình tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế khi trẻ bị bệnh.

Tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung v.v. Bên cạnh đó vắc xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau.

Các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ

Dưới đây là những mũi tiêm phòng dịch vụ mà ba mẹ có thể lựa chọn để tiêm cho trẻ, theo khuyến nghị của Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia:

Vắc-xin phòng viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng… do vi khuẩn Heamophilus Influenza tuýp b (Hib):

  • Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
  • Tiếp theo, mũi thứ 2: Tiêm khi trẻ 3 tháng
  • Cuối cùng, mũi thứ 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng.
  • Tiêm nhắc lại sau 1 năm.

Vắc-xin phòng thủy đậu:

Tiêm mũi 1 khi trẻ được 12-15 tháng, mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6 tuần.

Vắc-xin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR)

Tiêm mũi 1 khi trẻ được 9 tháng, nhắc lại mũi 2 sau 6-12 tháng và mũi 3 tiêm sau 4 năm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc-xin phòng viêm màng não do mô cầu

Tiêm 1 mũi, 3 tiêm năm nhắc lại 1 lần theo chỉ định khi có dịch bùng phát.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản B

Tiêm 3 mũi khi trẻ trên 12 tháng, mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm.

Vắc-xin phòng cúm

  • Trẻ từ 6-35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml mỗi năm.
  • Khi trẻ trên 35 tháng và người lớn tiêm 1 liều 0,5ml mỗi năm
  • Trẻ dưới 8 tuổi chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng cúm phải tiêm liều 2 sau 4 tuần.

Vắc-xin phòng tiêu chảy do virut Rota gây ra

Tiêm cho trẻ từ 2-6 tháng tuổi.

Vắc-xin phòng viêm gan siêu vi A

Tiêm mũi 1 khi trẻ trên 1 tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 6-12 tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vắc-xin HPV

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở bé gái, tiêm cho trẻ từ 9 – 26 tuổi. Mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 khoảng 2 tháng và mũi 3 nhắc lại sau 6 tháng.

Những điều ba mẹ cần biết khi đưa con đi tiêm chủng để đảm bảo an toàn

Để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn khi đi tiêm chủng ba mẹ cần lưu ý:

  • Chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước
  • Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v..v.
  • Khi trẻ sốt cao ba mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
  • Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp, như sốc phản vệ, sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
  • Nếu cha mẹ không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình sau khi tiêm cần trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái …ba mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Ba mẹ nào cũng mong muốn con mình có sức khỏe tốt. Vì thế ba mẹ hãy nhớ bổ sung thêm các mũi tiêm phòng dịch vụ cho trẻ đúng lịch!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa