Chi tiết các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng ba mẹ cần nhớ kĩ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng sẽ được bắt đầu ngay từ khi con chào đời. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cụ thể các mũi tiêm từ 0-24 tháng tuổi dành cho ba mẹ tham khảo.

Vắc-xin giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, để bảo vệ cho trẻ, ba mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi như sau.

Chi tiết các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng

Tiêm phòng cho bé mới sinh (tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh)

  • Mũi vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Hepavax phòng bệnh Viêm gan B, tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Vắc xin BCG phòng bệnh lao.

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

  • Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) dạng 6 trong 1 Infanrix hexa hoặc dạng 5 trong 1 Pentaxim (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B) – Tiêm mũi 1.
  • Mũi vắc xin Rotarix, Rotateq phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy.
  • Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 1).

C ác mũi tiêm phòng cho bé theo tháng – 3 tháng tuổi

  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 – Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
  • Mũi vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus (liều 2).

Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu chích vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B).
  • Mũi vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 2).

 Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vắc xin Vaxigrip/Influvax phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
  • Mũi vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1).
  • Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 3).

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 2).
  • Mũi vắc xin sởi đơn MVVac phòng bệnh sởi.

Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng – Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi

  • Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.
  • Mũi vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu.
  • Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 – 2 tuần.
  • Mũi vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A. Liều nhắc lại sau 6-18 tháng.
  • Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu (mũi 4).

 Tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi

  • Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B).
  • Mũi vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bênh viêm gan A (mũi nhắc).
  • Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ hai 1 năm).

Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng – Tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi

  • Vắc xin MENINGOCOCCAL A+C phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A+C.
  • Mũi vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3).
  • Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn.
  • Mũi vắc xin Tả 2 lần uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, lần hai sau lần một 2 tuần).

Những điều ba mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin 

Hiện nay, trước các thông tin nhiều chiều về vắc xin, rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng về mức độ an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ. Thậm chí, một số phụ huynh chọn không cho con đi tiêm vắc xin vì không muốn trẻ gặp phải các phản ứng sốc phản về như nhiều báo chí đưa tin.

Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khẳng định, vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên khi tiêm bất cứ loại vacxin nào cũng có thể gặp phản ứng phụ như sốt, sưng đau, quấy khóc… Trong đó, sốt sau tiêm là phản ứng rất bình thường của cơ thể cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ trong và sau khi tiêm vắc xin, có một số quy tắc ba mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt như sau:

  • Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…
  • Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
  • Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.
  • Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, cha mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm.
  • Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.

Ngoài ra, nếu trẻ đang bị bệnh thì cha mẹ tuyệt đối không nên đưa bé đi tiêm vắc xin mà cần đợi cho đến khi con khỏi bệnh hoàn toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương