Các con đánh nhau có thể vì rất nhiều lý do. Còn bố mẹ thì luôn không biết lúc nào cần can thiệp, lúc nào nên để con tự giải quyết. Có bất đồng là một phần sự phát triển của trẻ. Nhưng có những việc bố mẹ và người lớn trong nhà có thể làm để giảm việc các bé đánh nhau.
Dạy trẻ cách thảo luận giải pháp và giải quyết vấn đề
Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể hiểu các vấn đề cơ bản về sự công bằng và không đánh nhau. Hãy nói chuyện với trẻ về việc đánh nhau và những cách khác để giải quyết vấn đề.
Luôn luôn đặt ra những luật lệ cơ bản về điều được làm và không được làm để giải quyết vấn đề. Ví dụ, la hét, khóc lóc, đập phá hay chỉ ra rõ vấn đề. Hãy để trẻ tự đưa ra những ý tưởng, và để trẻ tự thử nghiệm. Bố mẹ có thể sẽ ngạc nhiên với giải pháp của trẻ.
Khen ngợi trẻ và tạo những sự động viên tích cực
Khen ngợi và động viên có thể giúp xây dựng hành vi tích cực của trẻ một cách thần kì. Điểm mấu chốt là quên đi việc trẻ đánh nhau. Sau đó sẽ thu hút sự chú ý của trẻ khi trẻ làm điều gì đó tử tế, tích cực hoặc hữu ích.
Trẻ sẽ nhanh chóng nhận được gợi ý rằng những hành vi tốt sẽ khiến chúng được chú ý hơn những hành vi tiêu cực.
Làm gương tốt cho trẻ
Bạn không thể mong đợi trẻ em không đánh nhau và cãi nhau khi chúng luôn thấy cảnh đó giữa những người lớn. Cha mẹ phải đóng vai trò là tấm gương về cách hợp tác và hòa đồng với người khác. Hãy luôn nhớ con đang quan sát bạn.
Bình tĩnh khi gặp áp lực
Trẻ em xem cách người lớn cư xử và hành động khi nổi điên, khi người lớn không đồng ý với điều gì đó hoặc bị xúc phạm. Bình tĩnh dưới áp lực và thể hiện sự tự kiểm soát là một ví dụ tích cực.
Người lớn nên nói chuyện với trẻ em về những tình huống mà họ thấy tức giận. Sau đó phân tích cho trẻ rằng họ sẽ làm gì để bình tĩnh lại.
Chú ý đến cách bạn phản ứng và can thiệp
Nếu người lớn la hét, chửi rủa, xả giận bằng những từ ngữ gay gắt, kết quả sẽ là hành vi khó chịu của trẻ khi trẻ lại đánh nhau lần nữa. Phạt con bằng cách đó sẽ chỉ làm trẻ tức giận thêm và có những hành vi tiêu cực nhiều hơn.
Đừng chú ý khi các con đánh nhau
Hầu hết các cuộc đánh nhau của trẻ đều không có ý nghĩa gì và có thể tự kết thúc nhanh chóng. Sự can thiệp của người lớn sẽ làm chậm quá trình trẻ tự giải quyết mọi việc.
Đánh nhau cũng là cách để trẻ gây sự chú ý. Với một số trẻ, sự chú ý tiêu cực còn hơn là không được chú ý chút nào.
Nếu người lớn lờ đi cuộc đánh nhau và không biến trẻ thành nhân vật chính trong nhà, trẻ sẽ có ít lý do để tiếp tục gây hấn. Một ý tưởng khác là có riêng khu vực hay phòng trong nhà để làm “phòng đánh nhau”.
Mỗi khi trẻ hay bạn bè chúng đánh nhau, chỉ cần bảo chúng vào phòng và không ra cho đến khi giải quyết xong mọi chuyện.
Cư xử với tất cả mọi đứa trẻ đã đánh nhau như nhau
Cái bẫy người lớn dễ mắc phải nhất khi các con đánh nhau là cố gắng điều tra đứa trẻ nào đã bắt đầu trận đánh nhau, ai đã nói lời gây hấn để tạo ra ẩu đả.
Việc đứng về phía một đứa trẻ và trừng phạt khác nhau sẽ tạo thói quen gắn nhãn người bắt nạt và nạn nhân cho trẻ.
Trong hầu hết trường hợp, hình phạt cho mọi đứa trẻ nên giống nhau: không ngoại lệ. Mục tiêu là không biến đánh nhau trở thành một thách thức, và tước bỏ hoàn toàn “người thắng” và “người thua” ra khỏi một trận chiến.
Giảm thiểu các nguy cơ trẻ đánh nhau
Hãy cân nhắc các lý do trẻ đánh nhau và làm những việc có thể để loại bỏ những tình huống ấy. Ví dụ như khi trẻ mệt, đói bụng, hay có một ngày không vui vẻ sẽ là lúc trẻ có khả năng đánh nhau. Vậy thì hãy loại bỏ những nguy cơ ấy.
Để giảm việc các con đánh nhau, trẻ cần được biết chúng được yêu thương như nhau, dù chúng cư xử như thế nào. Nhưng bố mẹ sẽ vui vẻ nhất khi chúng cư xử đúng đắn. Đôi khi, một cái ôm là điều duy nhất cần thiết để dẹp bỏ một trận đánh.
Theo: Verywellfamily
Xem thêm:
- Dạy con đánh lại khi bị đánh, có nên không?
- Đừng mắng khi con đánh nhau nữa, bố mẹ hãy xử lý tinh tế hơn để trẻ có một bài học hay!
- Làm gì khi vợ chồng cãi nhau trước mặt con?