Lời khuyên cho các cặp đôi gặp tình trạng buồn phiền sau đám cưới

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều cặp đôi thay vì thấy hạnh phúc thì lại cảm thấy buồn phiền sau đám cưới. Liệu đây có phải là trình tự tất yếu của hôn nhân?

Anna Shevel Vreeland – một phụ nữ kết hôn từ năm 2012 chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất phiền muộn sau khi đám cưới của chúng tôi được tổ chức”.

Giáo sư Laura Stafford, giám đốc khoa truyền thông tại đại học Bowling Green State và Allison Scott Gordon – phó giáo sư khoa truyền thông đại học Kentucky đã thực hiện hai khảo sát trên nhóm đối tượng là phụ nữ mới kết hôn. Gần một nửa trong tổng số 28 phụ nữ được hỏi năm 2016 trả lời họ cảm thấy chán nản và thất vọng sau đám cưới, một số thậm chí còn được chuẩn đoán trầm cảm lâm sàng. Khảo sát năm 2018 cho thấy, 12% trong tổng số 152 phụ nữ tham gia cảm thấy buồn phiền sau đám cưới.

Nguyên nhân gây ra trạng thái cảm xúc phiền muộn ở người mới kết hôn

Cũng theo các khảo sát này, sự kiện đám cưới không phải là thủ phạm dẫn đến tình trạng trên. Theo nghiên cứu đầu tiên của Scott Gordon và Stafford, không một ai trong số các cô dâu “muộn phiền” đổ lỗi cảm giác tệ hại cho đám cưới mà thậm chí, sự kiện còn được tổ chức đúng như kỳ vọng của họ.

Tuy vậy, theo nhà tâm lý học Jocelyn Chanas – người còn được biết đến với biệt danh bác sỹ đám cưới, hầu hết tất cả mọi người đều trải qua cảm giác thất vọng sau sự kiện lớn trong đời: “Những cảm xúc tiêu cực như cảm giác trống rỗng, cô đơn hay buồn bã đều là cảm xúc chúng ta sẽ gặp phải, không khác gì những sự kiện mọi người mong đợi vậy”.

Các cặp đôi thường chịu nhiều áp lực trước đám cưới, và càng nhiều áp lực cũng như kỳ vọng thì cảm giác buồn chán có thể càng tệ hơn. Dưới đây là một số gợi ý và kinh nghiệm từ chuyên gia tâm lý và các đôi mới kết hôn để có thể đương đầu với tình trạng này.

Chấp nhận sự thật rằng cảm xúc tồi tệ sau đám cưới là điều không thể tránh khỏi

Nhà tâm lý học Chanas nhấn mạnh rằng các cặp đôi nên lường trước được cảm giác buồn phiền sau đám cưới này là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Shira Ades – một phụ nữ tham gia khảo sát nhớ lại: “Mọi người không ngừng hỏi tôi về kế hoạch đám cưới sau khi chúng tôi đính hôn, nhưng sau khi đám cưới tổ chức xong thì không còn ai hứng thú với cuộc sống của tôi nữa”. Cô cũng nhấn mạnh: “Việc trông chờ một sự kiện trọng đại thật sự là động lực to lớn. Đám cưới chỉ diễn ra trong một ngày nhưng lại tác động đến bạn như thể cả ngàn tấn đổ lên đầu vậy”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc lên kế hoạch cho đám cưới cũng thường là cái cớ để chúng ta gạt sang một bên những nỗi lo lắng thường ngày khác như quay trở lại trường hay nhảy việc. Và khi đám cưới qua đi, một lần nữa chúng ta lại phải đối mặt với tất cả những nỗi lo cộng dồn này, từ đó cảm giác thất vọng, căng thẳng là khó tránh khỏi. Yếu tố tài chính cũng có thể là một trong số nguyên nhân căng thẳng đối với những cặp đôi tự chi trả chi phí cho đám cưới.

Trong quá trình chuẩn bị, các cặp đôi nên dành ra một ngày mỗi tuần không thảo luận về chủ đề đám cưới

Điều này sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt áp lực tâm lý về sự kiện trọng đại phía trước. Họ cũng có thể tập trung vào những chủ đề khác như cuộc sống sau hôn nhân, kế hoạch về tuần trăng mật, v.v.

Các cô dâu không phải là những người duy nhất trải qua trạng thái buồn phiền sau đám cưới

Theo bà Charnas, người có tình trạng tồi tệ nhất trong những khách hàng của bà hoá ra lại là một chú rể tên là Brian Lambert. Tuần trăng mật sau đó vài ngày của anh và người vợ mới cưới Nicole Lambert cũng không khiến tình hình sáng sủa hơn.

Anh Lambert nhớ lại: “Tôi cảm thấy rất tồi tệ và thật sự không biết mình phải làm gì nữa. Chúng tôi không phải đi gặp nhà cung cấp, không phải lo lắng việc trang trí mà cũng chẳng có gì để thử hay thiết kế. Tôi thậm chí đã đi làm mỗi cuối tuần để tự làm cho mình trở nên bận rộn. Chúng tôi kết hôn từ tháng 9 năm 2017 và cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa vượt qua được cảm giác đó”.

Chú rể cũng là người có thể phải trải qua trạng thái cảm xúc tiêu cực sau khi kết hôn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Người thân của Lambert bắt đầu lo lắng khi trạng thái trầm cảm làm thay đổi thói quen chi tiêu của anh. Thậm chí họ đã nghĩ đến việc tịch thu thẻ ngân hàng của anh. Anh thú nhận mình mua sắm mà không có lí do, căn hộ của hai người giờ không khác gì một vườn thú thu nhỏ với đủ loài thú và anh thậm chí còn có đến 12 bể cá trong nhà.

Lên kế hoạch tường tận cho kỳ trăng mật

Nhà tâm lý học Chanas khuyên các cặp đôi lùi  tuần trăng mật xuống một thời gian sau đám cưới vì nó sẽ giúp họ có thêm sự kiện để trông đợi và cảm thấy phấn chấn hơn. Một chuyên gia hôn nhân và tình dục khác, tác giả cuốn sách: “What About Me? Stop Selfishness From Ruining Your Relationship” – Jane Greer lại cho rằng việc đi trăng mật ngay sau khi cưới có thể ngăn các cặp đôi không phải đối mặt với hiện thực sau hôn nhân một cách đường đột. Cả hai lời khuyên đều có thể hữu ích trong từng trường hợp.

Nếu đã kết hôn được 6 tháng mà vẫn cảm thấy buồn chán, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài

Buồn phiền sau đám cưới là cảm xúc mang tính tình huống, cũng giống như cảm xúc sau li dị hoặc cái chết của người thân. Thường trong vòng 6 tháng tình hình sẽ có biến chuyển theo chiều hướng tốt đẹp lên.

Nếu tình hình không có gì thay đổi sau khoảng thời gian này, các cặp đôi nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Khi đó câu chuyện không còn dừng lại ở nguyên nhân đám cưới nữa mà chúng ta có thể suy ra một số vấn đề tiềm ẩn như sức khỏe tâm thần không ổn định hoặc những vấn đề nghiêm trọng hơn trong mối quan hệ của cặp đôi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trạng thái trầm cảm của Shevel-Vreeland là một phần nguyên nhân dẫn đến năm đầu tiên khó khăn sau kết hôn. Trong khi người chồng hào hứng thưởng thức tuần trăng mật thì người vợ lại đối mặt với cảm xúc buồn phiền sau đám cưới và cả hai không thể cùng vui vẻ tận hưởng kỳ nghỉ.

Câu hỏi đặt ra với cả hai người lúc này là nếu đôi bên không cùng cảm thấy hạnh phúc trong kỳ trăng mật thì sau này, kể cả khi có cuộc sống đầy đủ, không lo lắng hay khó khăn thì liệu họ có thể tận hưởng cùng nhau hay không?

Tìm đến chuyên gia tâm lý có thể giúp cải thiện trình trạng của các cặp đôi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Shevel đã tự nhận thức được bản thân là người dễ trầm cảm và đã chủ động thảo luận điều này với bác sỹ trị liệu. May mắn thay tình hình có nhiều tiến triển sau các buổi nói chuyện định kỳ với bác sỹ của cô.

Theo đuổi một mục tiêu mới

Sau đám cưới, các cặp đôi hãy tự tìm ra những mục tiêu hoặc kế hoạch mới, chuyển nhà hoặc trang trí lại phòng ngủ chẳng hạn. Việc này giúp duy trì cảm giác hưng phấn và đánh dấu sự kiện hai bạn trở thành vợ chồng.

Shevel-Vreeland tìm cách thoát ra khỏi trạng thái trầm cảm bằng cách bắt đầu chương trình học cao học. Công việc toàn thời gian và khối lượng bài vở giúp cô không có thời gian suy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực đó nữa.

Nếu chẳng may gặp phải trạng thái tâm lý tiêu cực sau khi kết hôn, hãy tham khảo những gợi ý trên đây và chia sẻ với người bạn đời để nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi