Bật mí những bí mật thú vị xung quanh bụng bầu 3 tháng

Mỗi mẹ bầu lại có sự thay đổi khác nhau về hình dáng, kích cỡ bụng bầu 3 tháng do nhiều yếu tố tác động. Đấy là lý do vì sao cùng 1 tuần thai nhưng có những mẹ đã ra dáng bà bầu và ngược lại có những chị em trông vẫn như còn son.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng bầu 3 tháng trông như thế nào? Hình dáng bụng bầu 3 tháng luôn là thắc mắc của các mẹ bầu đang theo dõi sự lớn lên mỗi ngày của thai nhi.

  • Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?
  • Bụng bầu to nhỏ ảnh hưởng từ đâu?
  • Kích thước bụng bầu có nói lên sự phát triển của thai nhi
  • Bụng bầu 3 tháng căng cứng có sao không?
  • Kích thước bụng bầu có nói lên sự phát triển của thai nhi
  • Bụng bầu 3 tháng căng cứng có sao không?

Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?

Tháng thứ 3 của thai kỳ diễn ra từ tuần thai thứ 9 đến tuần thai thứ 12. Trong khoảng thời gian này thai nhi vẫn không ngừng lớn lên với những dấu mốc tăng trưởng khá quan trọng.

Từ tuần thứ 10, mẹ sẽ nhận ra cho đến tuần thứ 12 tử cung đã bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu. Tuy nhiên, chu vi vòng bụng cũng sẽ chỉ tăng lên chút ít như lúc mẹ ăn no mà thôi nên nhìn chung thời điểm bụng bầu 3 tháng chưa thể gọi là trông lùm lùm được.

Như vậy, nếu so sánh, mỗi mẹ bầu mang thai tháng thứ 3 lại có sự thay đổi khác nhau về hình dáng, kích cỡ bụng bầu do nhiều yếu tố tác động.

Vào giai đoạn này bụng mẹ bầu vẫn chưa lớn nên vẫn chưa cảm thấy nặng nề, cồng kềnh. Lúc này, bạn có thể bắt đầu cân nhắc, tìm hiểu để tham gia một số lớp tập luyện được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai như tập nâng cao sàn chậu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bụng bầu to nhỏ ảnh hưởng từ đâu?

Các mẹ cần biết thêm rằng, bụng bầu to hay nhỏ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố mà mẹ không thể quyết định được sự tăng nhiều hay ít của kích cỡ vùng bụng.

  • Hoạt động của hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước bụng bầu. Nếu mẹ ăn quá nhiều hoặc bị đầy hơi sau khi ăn uống cũng sẽ khiến bụng bầu 3 tháng của mẹ trông to ra hẳn
  • So với những phụ nữ mang thai con so thì bụng bầu của những mẹ mang thai từ lần thứ 2 trở đi thường sẽ sổ ra sớm hơn
  • Những mẹ thường xuyên vận động, luyện tập thì cơ bụng sẽ săn chắc và có thể đến tháng thứ 5 trông vẫn sẽ gọn gàng dù thai nhi đã lớn. Ngược lại những mẹ bụng mềm và tích mỡ thì bụng bầu đôi khi lớn hơn tuổi thai thực
  • Vị trí của thai nhi cũng quyết định đến sự thay đổi vòng bụng. Nếu em bé nằm xoay người về phía bụng mẹ, đầu và mặt đối diện với lưng mẹ thì bụng bầu cũng sẽ trông khá to tròn
  • Lượng nước ối nhiều tỷ lệ thuận với việc bụng mẹ sẽ to hơn và ngược lại

Kích thước bụng bầu có nói lên sự phát triển của thai nhi

Thường các mẹ mang thai lần đầu nếu thấy bụng bầu của mình khác hơn 1 chút so với các mẹ đã gặp thì chị em vẫn sẽ băn khoăn về việc mang thai 3 tháng đầu bụng có to không hay do bụng bầu 3 tháng con trai nên mẹ này không giống với mẹ kia.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực tế là, sự thay đổi của hình dáng và kích cỡ bụng bầu trong tam cá nguyệt thứ 1 không phải là căn cứ để đánh giá mức độ phát triển của thai nhi do trong giai đoạn đầu thai nhi chủ yếu hoàn thiện hệ thống thần kinh và các cơ quan nội tạng bên trong. Từ tuần thai thứ 9 - 12, con mới chỉ tăng từ 2 - 15g và dài thêm từ 2,3 – 5,4cm. Vì vậy, không gian trong tử cung vẫn còn thoải mái, chưa phải giãn nở hay thay đổi kích thước quá nhiều.

Bụng bầu 3 tháng căng cứng có sao không?

Dù có khó chịu 1 chút khi thấy tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu, nhưng mẹ cũng không phải quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Căng cứng bụng cũng là dấu hiệu cho thấy con yêu trong bụng đang phát triển rất tốt. Sự lớn lên qua từng tuần của thai nhi sẽ tạo ra áp lực lớn lên thành tử cung, làm căng cơ và dây chằng khiến mẹ cảm thấy căng tức cả vùng bụng trên và bụng dưới.
  • Ngoài ra, tình trạng mẹ bầu bị táo bón cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căn tức bụng. Vấn đề này xảy ra do một loại hormone trong quá trình mang thai tác động lên làm hệ tiêu hóa hoạt động chậm dần.
  • Mẹ cũng có thể đau bụng lâm râm 1 chút nhưng chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện và cơn đau không tăng lên. Đó cũng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường do triệu chứng của những cơn ốm nghén vẫn còn xuất hiện hoặc khi mẹ ho và lúc đứng dậy khi mới vừa ngồi xổm.
  • Chỉ khi cảm thấy bụng bầu căng cứng hoặc mềm nhũn đột ngột và đi kèm với những dấu hiệu bất thường như đau bụng dữ dội, ra máu màu đen, chóng mặt, nôn ói liên tục thì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi cần phải đến gặp bác sĩ ngay.

Tạm kết

Khi mang thai, điều thú vị nhất sẽ đến với tất cả các thai phụ là chiếc bụng bầu của mẹ dần to lên từng ngày và về cuối thai kỳ sẽ đạt kích thước cực đại, tỷ lệ thuận với cân nặng của bé. 1 vài sự khác lạ có thể làm mẹ lo lắng nhưng bác sĩ luôn đồng hành cùng mẹ để bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh và về đích an toàn!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi