Khi nào mẹ nên bỏ bỉm cho con? Kinh nghiệm giúp con bỏ bỉm thành công

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc bỏ bỉm cũng gắn liền với giai đoạn phát triển nhất định của bé. Ngoài ra còn bởi sự thoáng mát khi được tháo bỏ lớp bỉm dày. Làm thế nào bố mẹ có thể giúp bé bỏ bỉm một cách tự nhiên và dễ dàng nhất?

Khi nào mẹ nên bỏ bỉm cho bé?

Bỏ bỉm khi nào?

Thời điểm bỏ bỉm thích hợp nhất cho hầu hết các bé khoảng 18 tháng trở lên. Và tín hiệu để nhận biết đâu là thời điểm lý tưởng, đó là các mẹ nên quan sát con. Nếu con không còn muốn "hợp tác" với bỉm nữa, các bé thường xuyên đòi cởi bỉm ra hoặc nhất quyết không cho mặc.

Các mẹ không nên cố bỏ bỉm khi con chưa sẵn sàng. Vì nếu con chưa hợp tác, đồng nghĩa với việc rèn luyện thói quen ngồi bô và ra tín hiệu khi đi vệ sinh sẽ rất khó khăn.

Kinh nghiệm giúp con bỏ bỉm thành công

1. Không la mắng con

Trước khi bỏ bỉm cho con, các mẹ cần xách định con sẽ tè dầm vài hôm hoặc lâu hơn nữa. Điều quan trọng là mỗi lần con tè (kể cả tè dầm hay tè vào bô), mẹ nên dặn con ra tín hiệu, chẳng hạn: "Con ơi, con tè rồi kìa. Con buồn tè thì gọi mẹ nhé". Và rung rung bụng dưới của con để bé hiểu cảm giác buồn tè như thế nào.

Vì vây, nguyên tắc đầu tiên của quá trình này chính là: Kiên nhẫn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Tập cho bé ngồi bô

Bỏ bỉm để bé tập ngồi bô

Để chuẩn bị cho công cuộc bỏ bỉm cho bé, mẹ hãy mua một chiếc bô xinh xắn. Hướng dẫn bé cách ngồi bô đúng cách và tạo thói quen cho bé mỗi khi đi vệ sinh vào chiếc bô này. Chiếc bô với màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ khiến bé thích thú và hợp tác hơn.

3. Căn giờ cho bé đi vệ sinh

Không nhất thiết cứ phải 15 phút cho bé đi vệ sinh 1 lần. Cha mẹ có thể áp dụng linh hoạt hơn, bằng cách nếu mới cho bé uống nước, nhu cầu đi vệ sinh của bé sẽ sớm và nhiều lần hơn. Thời gian sau khi uống nước có thể là 10-15 phút/lần.

Trong 2 ngày đầu tiên, hãy để trẻ ăn, uống và chơi như bình thường, nhưng 15 phút lại cho trẻ đi vệ sinh một lần. Ra khỏi nhà thì tiếp tục đóng bỉm cho trẻ. Về nhà là tháo bỉm và bắt đầu lại quá trình luyện tập trước đó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Khen ngợi con

Mỗi lần cho con đi vệ sinh xong, mẹ hãy dành một lời khen ngợi như “Mẹ yêu con”, “Con giỏiquá”… Sự khen ngợi này sẽ là động lực kích thích trẻ tự đi vệ sinh nhiều hơn là tặng cho trẻ đồ chơi. Đôi khi cũng xảy ra sự cố bất ngờ, trẻ chỉ đơn thuần muốn xì hơi nhưng bố mẹ lại cho trẻ đi vệ sinh thì hãy nói rằng “Không sao, đây chỉ là sự cố bất ngờ nhỏ”...

5. Bỏ bỉm ngày

Trước khi bắt đầu bỏ bỉm hãy theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ. Dựa vào những gì quan sát được, bạn có thể thiết lập các quãng thời gian để chủ động cho bé đi vệ sinh, ví dụ 1 tiếng/lần, 2 tiếng/lần.

Ở giai đoạn này, bạn nên sử dụng bô thay vì việc dùng nắp bồn cầu cho bé vì lựa chọn thứ hai gây bất tiện hơn. Ngoài ra, bạn nên tạo không gian riêng, thoải mái, cho phép bé giải trí trong lúc "giải quyết nỗi buồn" như chơi đồ chơi, xem sách với những hình ảnh màu sắc rực rỡ. Điều này khiến việc "đi bô" trở nên vui vẻ và dễ chịu với bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bỏ bỉm cần ba mẹ thật kiên nhẫn nhé!

6. Bỏ bỉm đêm

Bỏ bỉm đêm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Một trong những nguyên tắc quan trọng là trong vòng 2 tiếng trước khi ngủ, không nên cho trẻ uống nước. Ngay trước khi lên giường phải để bé đi vệ sinh.

Trong những ngày thực hiện bỏ bỉm, mẹ có thể sử dụng thêm ga hoặc thảm chống thấm để tránh ướt đệm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông thường nhu cầu mặc bỉm đêm của bé có thể kéo dài đến năm 3, 4 tuổi. Nếu đến 6 tuổi, bé vẫn phải dùng bỉm thì đây là lúc bạn nên tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng bởi sớm hay muộn thì bé cũng sẽ học được cách điều khiển cơ thể và nhu cầu.

Theo theAsianparent

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh