Phần lớn các nguyên nhân đằng sau sự trầm cảm sau sinh của các bà mẹ là giống nhau, thì cũng có một số yếu tố đặc biệt gây nên sự trầm cảm ở các ông bố. Bài viết sau chia sẻ cách vượt qua khi bố bị trầm cảm sau sinh.
Hiện nay ngày càng có nhiều các bà mẹ chịu đứng ra chia sẻ những kinh nghiệm khủng khiếp của họ về chứng trầm cảm sau khi sinh. Điều này giúp chúng ta ngày càng có nhiều hiểu biết hơn về chứng rối loạn này. Thế nhưng trầm cảm sau sinh ở các ông bố cũng bắt đầu được mọi người chú ý đến.
Chứng trầm cảm sau sinh của các ông bố nhiều hơn ta tưởng
Các ông bố bị căng thẳng và lo lắng sau thời gian vợ mang thai. Theo một nghiên cứu mới đây, cứ 10 người đàn ông lại có 1 người trải nghiệm cảm giác trầm cảm sau khi có con.
Câu chuyện chia sẻ trên Mama Mia cho biết, chỉ riêng trong năm 2012, tổng số người Úc bị trầm cảm sau khi có con được ước tính là 96.156, bao gồm 71.177 bà mẹ và 24.979 ông bố mới có con.
Nếu những ông bốbị trầm cảm sau sinh, tại sao đến bây giờ chúng ta mới nói đến nó?
Báo cáo của Mama Mia cũng cho rằng trong khi các bà mẹ thảo luận một cách cởi mở về những rắc rối họ bị sau khi sinh, thì các ông bốbị trầm cảm sau sinh thì lại không. “Tôi không biết gia đình bạn thế nào chứ tôi đã cương quyết đưa ông xã tôi di khám tâm lý” – đó là những gì nhà báo Siobhan Rennie chia sẻ.
5 giải pháp cho các ông bố bị trầm cảm sau sinh
Khi các ông bố lâm vào tình trạng này, các mẹ và gia đình cần quan tâm họ. Riêng họ cũng phải mạnh mẽ vượt qua nó
Phát hiện ra các dấu hiệu
Tìm hiểu và “làm quen” với hiện tượng bị trầm cảm như thế nào là bước đầu tiên cần làm. Các dấu hiệu có thể có là:
- Bốtrở nên cáu kỉnh
- Họ hay mau nước mắt
- Tâm lý ủ rũ, lo lắng khi nghĩ đến việc chăm sóc con
- Cảm thấy thất vọng và bất an khi bé khóc.
Mở lòng với vợ của bạn
Nếu bạn xác định rằng bạn bị trầm cảm sau khi sinh, đó có thể sẽ là một khoảng thời gian đáng sợ. “Không biết người ta sẽ nghĩ gì về mình nhỉ?” “Vợ mình có nghĩ mình là người đàn ông yếu đuối?”.
Hãy chia sẻ những rối loạn tâm lý của bạn với ai đó để giảm bớt căng thẳng. Nếu bạn cứ im lặng chịu đựng thì tình hình có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Thậm chí tình trạng này có thể dẫn đến cả những ý nghĩ có hại đến con của bạn.
Còn nếu bạn là các bà mẹ phát hiện ra dấu hiệu trầm cảm từ chồng mình, hãy cho anh ấy cơ hội mở lòng. Hãy trò chuyện và là chỗ dựa cho anh ấy cả về mặt đạo đức lẫn cảm xúc.
Thứ ba: Nói chuyện với một chuyên gia
Nếu bạn không cảm thấy tự tin hay thoải mái khi mở lòng với vợ, thì bạn có thể nói chuyện với chuyên gia. Đôi khi, một đôi mắt và đôi tai vô tư có thể cho bạn cái nhìn sâu sắc và sự giúp đỡ cho tình thế của bạn.
Không chắc bạn sẽ cần phải điều trị bằng thuốc. Đôi khi chỉ nói chuyện với người được đào tạo chuyên nghiệp cũng sẽ giúp bạn lấy lại sự chí khí.
Tự học cách giải quyết stress
Chỉ sự căng thẳng khi một đứa bé khóc không nín thôi cũng có khả năng làm cho bạn nổi điên lên. Nhưng trạng thái tâm lý như vậy sẽ dẫn đến những hành động không lành mạnh.
Bạn có thể đối phó bằng cách lơ đi tiếng khóc, bỏ đi nơi khác… Học cách tự giải quyết stress được thì bạn sẽ thấy tự tin hơn khi chăm sóc con.
Thời gian “của tôi”
Trầm cảm sau khi sinh ở người cha thực sự có thể đánh vào lòng tự trọng của anh ấy. Dành thời gian cho bản thân mình đi.
Điều đó sẽ đảm bảo bạn sẽ cảm thấy yêu quý bản thân. Sự yêu quý bản thân là rất cần thiết để duy trì khả năng phục hồi tinh thần của bạn.
Đi chơi với mấy ông bạn khác, uống bia, chơi bi da, chơi gì đó. Dành thời gian chơi thể thao hoặc tập thể dục. Và đừng bỏ quên những đêm hẹn hò với vợ để giữ lửa cho hôn nhân của bạn!
Nếu niềm vui ban đầu khi bạn bế trên tay đứa con đỏ hỏn thân thương bị thay thế nhanh chóng bằng sự sợ hãi bất cứ khi nào gần bé, thì rất có thể bố bị trầm cảm sau khi sinh rồi đó.
Tuy nhiên bạn không đơn độc trong chuyện này. Bạn nên nhớ, gia đình hạnh phúc không thể thiếu người cha hạnh phúc.
Xem thêm:
- Cha mẹ của trẻ thành công đều có những điểm này
- Chùm ảnh bố chăm con cảm động rơi nước mắt
- Trẻ sơ sinh thông minh hơn khi được bố chăm sóc