Khi mẹ sinh thường bé qua ngả âm đạo, sự chật chội khiến hộp sọ của bé bị kéo dài và thay đổi hình dạng của bộ não. Giờ đây, các nhà khoa học đã tạo ra những hình ảnh 3D tiết lộ mức độ biến dạng đầu khi sinh kinh ngạc đó.
Vì sao trẻ bị biến dạng đầu khi sinh
Đầu của em bé có thể thay đổi hình dạng dưới áp lực vì xương trong hộp sọ của bé chưa liền với nhau. Các vùng mềm ở đỉnh đầu cho phép não bộ phát triển trong giai đoạn trứng nước.
Tuy nhiên, các cơ chế chính xác về cách hộp sọ và não của em bé thay đổi hình dạng khi chuyển dạ vẫn chưa được hiểu rõ. Để tìm hiểu thêm về quá trình đó, các nhà khoa học đã tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) đối với bảy phụ nữ mang thai.
Tại thời điểm các đối tượng này đang ở giữa tuần 36 và 39 của thai kỳ. Và khi họ chuyển dạ, theo dõi thời điểm cổ tử cung của họ bị giãn hoàn toàn.
Các hình ảnh cho thấy hộp sọ bị bóp đáng kể ở tất cả trẻ sơ sinh, Cho thấy áp lực tác động lên đầu và não trẻ sơ sinh trong khi sinh thường mạnh hơn chúng ta tưởng, các nhà khoa học báo cáo trong một nghiên cứu mới.
Hộp so biến dạng có ảnh hưởng thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa phẫu thuật Tạo hình – Hàm mặt, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết, bình thường, hộp sọ của trẻ cấu tạo bởi nhiều xương, giữa các xương có các khớp và có thóp trước, thóp sau – là nơi hội tụ, tiếp nối của các xương sọ với nhau.
Các khớp này giãn ra khi kích thước hộp sọ tăng lên để thích ứng với sự phát triển của não, sau đó liền dần. Hẹp và biến dạng hộp sọ là bệnh lý gây ra bởi tình trạng liền sớm của một hoặc nhiều khớp giữa các xương sọ.
Nó làm hộp sọ không thể giãn nở khi trẻ lớn lên gây biến dạng hộp sọ và ảnh hưởng chèn ép đến sự phát triển của não cũng như các cơ quan lân cận.
Do thể tích não tăng nhanh 1,5 đến 2 lần trong vòng 12 tháng đầu đời của trẻ trong khi các khớp sọ bị liền sớm làm hộp sọ không thể giãn ra tương ứng. Não bị chèn ép lâu dễ gây các biến chứng như thiểu năng trí tuệ hay chèn ép dây thần kinh khiến mắt lồi, nhìn kém, mù…
Bệnh còn có thể ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý trẻ, mức độ tùy thuộc vào dị tật gây biến dạng vùng sọ mặt nhiều hay ít.
Có thể trở lại bình thường nếu không quá nghiêm trọng
Trong tất cả bảy thai nhi, vốn xương sọ của các bé không trùng nhau trước khi chuyển dạ. Tuy nhiên khi bắt đầu chuyển dạ đã bị chồng chéo rõ rệt, làm biến dạng đầu khi sinh.
Trong năm em bé, hộp sọ trở lại hình dạng bình thường ngay sau khi sinh, và biến dạng không đáng kể khi được kiểm tra.
Theo nghiên cứu, MRI quét các hình ảnh mô mềm không thể nhìn thấy bằng siêu âm, đã cung cấp manh mối quan trọng để tìm hiểu sự biến dạng của hộp sọ và não của thai nhi, và sự di chuyển của các mô mềm của chúng trong khi sinh.
Theo Bệnh viện Mayo (Mỹ), xương sọ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên có thể thay đổi hình dạng dưới áp lực. Các vùng chưa khép kín trên hộp sọ, còn gọi là thóp, cho phép bộ não có thời gian phát triển. Đến khoảng hai tuổi, xương sọ trẻ bắt đầu khép kín.
Theo livescience
Xem thêm:
- 8 bước sống còn cho quá trình vượt cạn – Mẹ sinh thường đã sẵn sàng để bước vào phòng sinh?
- 4 động tác thể dục đơn giản giúp mẹ bầu dễ đẻ lại ít đau
- 15 bức ảnh đẹp kinh ngạc về những ca sinh nở tại gia
- 20 Khoảnh khắc sinh nở ấn tượng nhất tại cuộc thi ảnh quốc tế năm 2019
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!