Việc giúp trẻ hoàn thiện cả về thể chất, trí tuệ và nhân cách sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu ba mẹ nắm được những bí quyết dạy con trai sau đây.
Bí quyết dạy con trai – hãy hiểu đứa trẻ của bạn
Cảm xúc của bé trai rất đơn giản và thường thì nó biểu hiện rõ điều đó ra ngoài. Đa phần những suy nghĩ đó sẽ đi kèm với hành động ngay sau đó. Các bé trai không giỏi biểu đạt tâm lý thông qua lời nói như các bé gái. Thế nên ba mẹ có thể “đọc” tâm trạng của chúng qua hành động. Đơn giản như nếu trẻ đang nhảy nhót nghĩa là trẻ đang vui. Ngược lại trẻ ngồi một chỗ là đang buồn…
Dỗ dành một bé trai cũng đơn giản hơn một bé gái, đôi khi chỉ cần một cái ôm là đủ. Cơn buồn giận sẽ trôi qua rất nhanh. Đối với các bé trai, ba mẹ không nên nuông chiều thái quá. Đối với đồ chơi, trẻ rất “cả thèm chóng chán”. Việc nuông chiều trẻ khiến trẻ sẽ càng có những đòi hỏi vô lý hơn sau này. Đó là chưa kể tới việc bạn khá tốn kém thời gian và tiền bạc để sắm cho trẻ.
Bí quyết dạy con trai – tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ
Theo các chuyên gia thì sự phát triển của bé trai có ba giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn, bé sẽ có một đặc điểm tâm lý riêng riêng. Vì thế, nắm rõ những sự biến đổi tâm lý đó là bí quyết dạy con trai nhàn tênh dành cho bố mẹ.
Khi trẻ ở giai đoạn 0-6 tuổi
Càng lớn, các bé trai càng có xu hướng thích khám phá thế giới xung quanh. Lúc này, bí quyết dạy bé trai của mẹ chính là giúp đỡ bé trong việc khám phám phá đó. Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc của mẹ dành cho mình. Bên cạnh đó, ba là người giúp trẻ phân biệt điều tốt – xấu. Bạn cũng cần định hướng cho trẻ cách trở thành người mà trẻ muốn. Nhờ đó, ba mẹ đã giúp trẻ hình thành nền tảng đạo đức và cách ứng xử đúng với mọi người.
Khi trẻ ở giai đoạn từ 6 đến 13 tuổi
Ở giai đoạn này, các bé trai phát triển nhanh hơn cả về thể chất và tâm lý. Con trai sẽ bắt đầu nhận thức rõ về giới tính và những hành động nam tính. Có thể một trong số những những hành động này mang lại sự nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên ba mẹ hãy coi trọng tính đàn ông trong con người của trẻ. Nếu việc đó không ảnh hưởng quá lớn đến an toàn của con, bạn đừng ngăn con thực hiện.
Đồng thời, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau. Nhờ đó giúp cho cuộc sống của trẻ thêm phong phú. Từ đó, trẻ cũng có nhiều hướng để lựa chọn hơn. Ba mẹ cũng nên hiểu rằng ở giai đoạn này, con trai rất hay nổi giận và ương bướng. Vì thế, ba mẹ không nên quá cứng nhắc mà ép buộc con vào khuôn khổ. Điều đó có thể kích thích mạnh hơn sự “nổi loạn” ở con.
Thay vào đó, bạn nên mềm mỏng giúp con nhận ra cách giải quyết vấn đề. Ngoài ra bố mẹ cần tham mưu cho trẻ và khéo léo kiềm chế sự nóng nảy của con khi cần.
Khi trẻ ở giai đoạn từ 14 tuổi trở đi
Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm – giai đoạn dậy thì ẩm ương của tất cả các bạn nhỏ. Sự phát triển về nội tiết khiến trẻ dễ nóng giận và hung dữ. Nói cách khác, trẻ đang dư thừa năng lượng. Bí quyết dạy con trai từ lúc này của ba mẹ chính là định hướng năng lượng này.
Khi trẻ gây ra lỗi gì đó do tính nóng giận của mình, bạn phải giúp trẻ chịu trách nhiệm. Hãy hướng đứa trẻ trở thành người biết nhận lỗi và sửa lỗi. Trẻ cần sự nhẹ nhàng và cả… kỷ luật tùy vào thời điểm. Vì thế, ba mẹ nên có những nguyên tắc và hình phạt cụ thể cho những lần trẻ bướng bỉnh hay phạm lỗi.
Tạm kết
Trên đây đều là những bí quyết hay ho để dạy dỗ bé trai. Tuy nhiên, bí quyết quan trọng nhất chính là bạn phải trở thành hình mẫu cho trẻ. Không phải tự dưng mà có câu nói: con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của ba mẹ. Bạn hãy trở thành tấm gương tốt cho trẻ trong cuộc sống thường ngày. Trẻ sẽ nhìn bạn và học theo. Từ đó, bạn sẽ thấy việc nuôi dạy con cái, nhất là con trai, chẳng khó khăn là mấy.
Xem thêm
Thủ thỉ cùng con trai … Những điều mẹ muốn dạy con trước khi vào đời!
Dạy con tuổi dậy thì – các mẹo cha mẹ nên biết!
Mẹ dạy con trai điều gì khi trẻ bước vào tuổi dậy thì?