Bé 3 tuổi sơ ý bị kẹt tay vào chân giường, người nhà cưa luôn thanh sắt mang đi bệnh viện cấp cứu

Trong lúc đang chơi, vô tình bé P.H.M.N đút tay vào chân giường bằng sắt. Chẳng may bé bị kẹt tay vào chân giường không rút ra được, người nhà đã phải cưa luôn chân giường mang bé vào Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố HCM để nhờ đến các bác sĩ.

Cưa luôn chân giường đem đến bệnh viện vì con bị kẹt tay không rút ra được

ThS BS CK2 Huỳnh Cao Nhân, Trưởng Khoa Ngoại Niệu bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM thông tin về việc Bệnh viện vừa can thiệp thành công sự cố hy hữu cho bé gái P.H.M.N 3 tuổi (trú tại Tân Nhựt, Bình Chánh, TP.HCM). Người nhà kể bé ngồi chơi trên giường và nghịch đút cái tay vào chân giường bằng sắt, chẳng may bị kẹt tay trong ống sắt không rút ra được. Bé đã hoảng loạn la khóc dữ dội.

Người thân đã xử lý bằng cách cắt luôn chân giường đem bé vô bệnh viện lên phòng mổ gây mê bôi trơn và dùng thủ thuật rút tay bé nhẹ nhàng ra.

Bác sĩ tiến hành gây mê bôi trơn và dùng thủ thuật rút tay bé nhẹ nhàng ra

Em bé gào khóc nức nở vì bị kẹt ngón tay vào cửa kính siêu thị, nhiều người hốt hoảng xúm lại tìm cách giải cứu

Khi được mẹ bế vào trong siêu thị, một em nhỏ gần 1 tuổi đã vô tình bị kẹt ngón tay vào khe của cửa kính ra vào. Clip quay lại sự việc đã được chia sẻ trên mạng cùng lời cảnh báo với các bậc phụ huynh:

"Các mẹ có con nhỏ cẩn thận nhé, sáng nay 27/10, người mẹ trẻ bế con đến siêu thị B.H.X., đường Bùi Quang Là, phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM... cháu bé vô tình móc tay vào cửa kính (cửa ra vào) mọi người tập trung cứu hộ, khoảng 15 phút sau có ông thợ mở được cửa, tay bé cháu bị tổn thương và bầm máu rất tội... tội nghiệp đứa bé khoảng 1 tuổi...mong mọi người cẩn thận nhé. Cũng phải bình tĩnh xử lý nữa. Nếu đập kính có khi đứt luôn bàn tay như chơi".

Rất nhiều biện pháp được đem ra thử từ bôi xà phòng vào tay em bé để dễ rút ra khe cửa

Theo đoạn clip, 4 ngón tay của em nhỏ đang bị mắc kẹt ở khe cửa kính ra vào đến tụ máu tím đỏ. Các nhân viên, bảo vệ và người dân cũng xúm vào tìm cách cạy cửa, nới rộng khe hẹp để em bé có thể rút tay ra.

Rất nhiều biện pháp được đem ra thử từ bôi xà phòng vào tay em bé để dễ rút tay ra. Thậm chí một người đàn ông còn dùng con dao lớn luồn vào khe cửa để bẩy nhưng không thành.

Lúc này, một người phụ nữ trung niên đã lớn tiếng đề nghị đập cửa kính để giải cứu cháu bé. Tuy nhiên, mọi người vẫn tiếp tục cậy chốt cửa bên dưới thì cuối cùng em nhỏ cũng rút được tay ra ngoài.

Theo chia sẻ của người đăng tải clip, bàn tay em nhỏ bị bầm máu và tổn thương do bị kẹt quá lâu.

Động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả khi bé bị kẹt tay

Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu tai nạn xảy ra. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập kẹt ngón- bàn - cánh tay/chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay mẹ bế bé trong lòng. Người lớn hãy dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé. Chú ý hãy cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.

Chườm đá

Dùng túi nilon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng cơ thể bé đang tổn thương. Ba mẹ hãy bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng và giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện việc chườm đá này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.

Nếu trong nhà không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Ba mẹ hãy đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng cách này sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

Giảm đau

Dập kẹt tứ chi khiến trẻ hết sức đau đớn vì khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Hãy cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc còn làm giảm tình trạng viêm ở chỗ bị kẹt.

Để bé bớt hoảng hốt, ba mẹ hãy cho con nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích trên đường chuyển đi. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp tình hình khá hơn.

Theo baodansinh, kenh14

Xem thêm

Bài viết của

Hòa Đặng